Tin tức mới

Trung Quốc lấy mẫu đất từ mặt trăng nghiên cứu nguồn gốc trái đất

Cơ quan Quản lý Không gian Quốc gia Trung Quốc (CNSA) cho biết, tàu thăm dò đổ bộ lên Mặt trăng Chang’e-5 đầy tham vọng của Trung Quốc đã mang về thành công hơn 1,7kg mẫu đất và đá thu thập được từ bề mặt Mặt trăng, Cục Không gian Quốc gia Trung Quốc sẽ điều hành sứ mệnh đột phá. Những mẫu đất mặt trăng này đại diện cho lần đầu tiên Trung Quốc có mặt trên mặt trăng. Các nhà khoa học cho rằng những mẫu đất lấy từ mặt trăng đấy có thể cho chúng ta biết nhiều hơn về lịch sử loài người. Bài viết ngày hôm nay của chúng tôi sẽ bàn về vấn đề nghiên cứu nguồn gốc này nhé.

Trung Quốc mang về mẫu đất từ mặt trăng

Mẫu đất do phi thuyền Hằng Nga 5 của Trung Quốc đem về từ Mặt trăng có giá trị nghiên cứu khoa học rất cao. Qua đó có thể tiết lộ nguồn gốc hình thành của Mặt trăng. Nó để truy nguyên nguồn gốc của Trái đất. Phó Chủ nhiệm thiết kế Lý Xuân Lai cho biết, đất ở Mặt trăng khi nhìn bằng mắt thường thì chỉ là một mảng màu đen. Tuy nhiên nếu đặt dưới kính hiển vi phóng đại lên 10 lần, chúng ta có sẽ thấy một thế giới đầy màu sắc. Đó là hỗn hợp màu vàng, xanh, màu hổ phách và màu trắng. Đó là màu của các khoáng chất như nhôm natri silicat.

Trung Quốc mang về mẫu đất từ mặt trăng
Phi hành gia Trung Quốc lấy mẫu đất từ mặt trăng

Không giống đất trên bề mặt Trái đất, đất ở Mặt trăng có các hạt tương đối nhỏ. Kích thước các mẫu do phi thuyền Hằng Nga 5 thu thập được chỉ khoảng 10 micron. Nghiên cứu phát hiện có nhiều thủy tinh trong các mẫu đất Mặt trăng. o đó các nhà khoa học nhận định có thể có núi lửa phun trào trên Mặt trăng.

Thông qua hàm lượng nguyên tố có trong đất Mặt trăng, có thể cung cấp cơ sở khoa học nghiên cứu sự phát triển và tác động của Mặt trăng đến Trái đất trong tương lai. Đồng thời chúng ta có thể tìm hiểu được quá trình hình thành và phát triển của Trái đất. Hành tinh có khối lượng càng nhỏ thì tiến hóa càng nhanh. Do đó các dữ liệu khoa học cho thấy Mặt trăng tiến hóa nhanh hơn Trái đất.

Viện Khoa học Trung Quốc tiếp nhận mẫu vật để nghiên cứu

“Có ít nhất hai nguồn tạo nên thủy tinh trên Mặt trăng. Một là nó trở thành thủy tinh khi tro bụi phun ra khỏi dung nham nóng chảy. Đây được gọi là thủy tinh núi lửa. Sau đó, nó bị một số thiên thể nhỏ va vào. Trong quá trình va chạm sinh ra nhiệt độ cao làm cho đá ban đầu hoặc bản thân vật va chạm bị nóng chảy. Nó ngưng tụ lại, được gọi là thủy tinh sau va chạm”, ông Lý Xuân Lai cho biết.

Viện Khoa học Trung Quốc tiếp nhận mẫu đất để nghiên cứu
Trung Quốc từng lây mẫu đá từ mặt trăng mang về nghiên cứu

Các đội phục hồi nhanh chóng được điều động bằng máy bay trực thăng. Sử dụng thêm các các phương tiện mặt đất sau khi chạm mặt đất. Các mẫu Mặt trăng Chang’e-5 hiện đã được chuyển đến Viện Khoa học Trung Quốc (CAS). Đây là nơi chúng sẽ được lập danh mục, phân loại. Cuối cùng chúng được phân phối cho các nhà khoa học háo hức ở Trung Quốc. Sau đó là đến tay các nhóm khoa học quốc tế.

Trước đó, hồi tháng 12/2020, phi thuyền thăm dò Mặt trăng Hằng Nga-5 của Trung Quốc đã mang về Trái đất 1.731 gam mẫu đất từ Mặt trăng. Đây là lần đầu tiên con người thu thập thành công mẫu đất ở Mặt trăng sau hơn 40 năm. Hiện các mẫu đất này được bảo quản nghiêm ngặt tại Đài quan sát Thiên văn Quốc gia thuộc Học viện Khoa học Trung Quốc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 33 + = 39