Tin tức mới

Những kiến thức cơ bản của căn bệnh gout nguy hiểm

Bệnh gout là căn bệnh rối loạn chuyển hóa axit uric, dẫn đến lắng đọng các tinh thể monosodium, thường gặp ở nam giới tuổi từ 40 đến 60 và phụ nữ sau mãn kinh. Tỷ lệ mắc phải bệnh này tăng đáng kể theo tuổi tác và có liên quan đến sự gia tăng nồng độ axit uric trong huyết thanh. Với sự phát triển của xã hội và lối sống hiện đại, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến căn bệnh phiền toái này, vì nó có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Do đó, việc hiểu rõ về bệnh là đặc biệt quan trọng để giúp bạn có biện pháp phòng ngừa và điều trị hiệu quả nhất. Hãy cùng mypdrsite.com tìm hiểu rõ hơn về căn bệnh này qua bài viết dưới đây nhé!

Gout là căn bệnh gì?

Bệnh Gout
Bệnh Gout

Bệnh gout là một dạng viêm khớp được hình thành do sự kết đọng của tinh thể muối urat trong khớp xương gây nên. Các triệu chứng gout điển hình là đau nhức, sưng đỏ, hạn chế vận động. Vị trí thường gặp của bệnh gout này thường là bàn chân bàn tay, mắt cá chân. Bệnh được xếp vào dạng nguy hiểm ảnh hưởng nhiều tới quá trình vận động cũng như sinh hoạt của người mắc phải. Vì vậy, mọi người cần phải biết nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng và điều trị bệnh sớm nhất có thể.

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh gout

Nguyên nhân bệnh gout là do sự tích tụ quá nhiều axit uric trong cơ thể gây ra. Axit uric được sản sinh từ sự phân hủy của các chất gọi là purin. Purin có trong tất cả các mô của cơ thể. Các chất này cũng có trong rất nhiều loại thực phẩm; chẳng hạn như gan, các loại đậu, đậu Hà Lan khô và cá cơm. Thông thường, axit uric sẽ hòa tan trong máu. Nó được bài tiết qua thận và ra khỏi cơ thể bằng đường nước tiểu. Tuy nhiên, axit uric có thể tích tụ lại trong máu khi:

  • Lượng axit uric cơ thể tăng cao, thận không bài tiết hết axit uric.
  • Ăn quá nhiều loại thực phẩm giàu purin.
  • Khi nồng độ axit uric trong máu cao, điều này được gọi là tăng axit uric huyết. Hầu hết những người tăng axit uric huyết không bị bệnh gout. Nhưng nếu có quá nhiều tinh thể axit uric hình thành trong cơ thể thì có thể là nguyên nhân bệnh gout.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh gout

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh gout
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh gout

Yếu tố nguy cơ làm bạn có khả năng mắc bệnh gout hơn:

  • Trong gia đình có người đã mắc bệnh gout.
  • Yếu tố độ tuổi: Gout thường gặp ở độ tuổi 30 – 50 ở nam giới. Còn ở nữ giới thường gặp sau độ tuổi mãn kinh.
  • Thói quen sinh hoạt: Thường gặp ở những người có thói quen uống đồ uống có cồn như bia rượu. Ngoài ra còn có thêm nhiều yếu tố khác sẽ phân tích sâu hơn ở phần dưới.
  • Giới tính cũng ảnh hưởng tới khả năng mắc bệnh: Nam giới thường bị bệnh gout nhiều hơn nữ giới.
  • Ăn quá nhiều thực phẩm giàu purin, có khiếm khuyết về enzim làm cơ thể khó phân hủy purin.
  • Bị phơi nhiễm chì trong môi trường.
  • Đã từng phẫu thuật cấy ghép bộ phận.

Triệu chứng của bệnh gout

  • Viêm khớp cấp tính: Sưng, đau nhức khớp nhất là khớp đốt bàn và ngón chân cái.
  • Lắng đọng sạn urat: Là trường hợp những cục hay hạt urat nổi dưới da di động được dưới vành tai, mỏm khuỷu, xương bánh chè hoặc gần gân gót.
  • Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận-tiết niệu, viêm thận kẽ, suy thận.
  • Xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao trên 400 micromol/lit.

Cách điều trị bệnh gout

Cách điều trị bệnh gout
Cách điều trị bệnh gout

Sau khi chẩn đoán và xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đưa ra các phương pháp điều trị thích hợp:

  • Điều trị bằng thuốc: Các loại thuốc được sử dụng để điều trị gút từ giai đoạn đầu. Đồng thời, nó sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của bệnh. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gout cấp là thuốc chống viêm không Steroid (NSAID). Tuy nhiên, NSAID có nguy cơ đau dạ dày, chảy máu và loét.
  • Thuốc năng ngừa biến chứng: Nếu người bệnh đã mắc phải bệnh gout đang ở tình trạng nặng như sưng to, viêm, đi lại khó khăn, suy thận thì cần sử dụng các loại thuốc để ngăn ngừa biến chứng xảy ra.

Sử dụng một số loại thực phẩm đã được nghiên cứu về khả năng làm giảm nồng độ axit uric, bao gồm:

  • Cà phê: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng uống cà phê và cà phê đã khử caffein thường xuyên sẽ giúp giảm nồng độ axit uric.
  • Vitamin C: Bổ sung có chứa vitamin C có thể làm giảm nồng độ axit uric trong máu của bạn.
  • Quả anh đào: Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, những sản phẩm từ anh đào có hàm lượng anthocyanin cao có đặc tính chống oxi hóa và kháng viêm, giảm thiểu các cơn đau do gout gây ra.

Cách phòng tránh bệnh gout tấn công

Một lối sống lành mạnh sẽ phòng ngừa được bệnh gout tấn công:

  • Tăng cường ăn rau xanh, sử dụng ít các loại thịt chứa nhiều nhân purine như đỏ và hải sản, nội tạng động vật, hạn chế bia rượu.
  • Tập thể dục thường xuyên là liệu pháp giúp phòng ngừa các loại bệnh tật đặc biệt là bệnh gout.
  • Uống nhiều nước: Uống nhiều nước, hạn chế các đồ uống có lượng đường cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 1 = 4