Tin tức mới

Dưới đây là 2 thời điểm trong ngày có nguy cơ đột quỵ cao

Bên cạnh những yếu tố quyết định dạng đột quỵ, bệnh đột quỵ càng được điều trị kịp thời càng sớm thì hiệu quả điều trị càng tốt. Vì vậy, những người có nguy cơ cao bị đột quỵ, việc nắm bắt thời điểm, khi nào nguy cơ đột quỵ cao hơn. Có nhiều yếu tố tạo điều kiện thuận lợi để xảy ra đột quỵ như: tuổi tác, giới tính, nghề nghiệp, thói quen sinh hoạt và một số bệnh lý (tăng huyết áp, béo phì, tim mạch,…).

Đặc biệt, sự ảnh hưởng của nhịp sinh học tác động không nhỏ đến quá trình tiến triển của bệnh, hình thành thời điểm có thể xảy ra đột quỵ. Đây là hai trường hợp hội tụ nhiều yếu tố nguy cơ gây tai biến mạch máu não, dẫn đến đột quỵ. Vì vậy, người cao tuổi cần đặc biệt đề cao cảnh giác.

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não. Đây là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng do quá trình cấp máu não bị gián đoạn hoặc giảm đáng kể khiến não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Trong vòng vài phút nếu không được cung cấp đủ máu các tế bào não sẽ bắt đầu chết.

Do đó, người bị đột quỵ cần được cấp cứu ngay lập tức, thời gian kéo dài càng lâu, số lượng tế bào não chết càng nhiều sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể, thậm chí là tử vong. Hầu hết những người sống sót sau cơn đột quỵ đều có sức khỏe suy yếu hoặc mắc các di chứng như: tê liệt hoặc cử động yếu một phần cơ thể, mất ngôn ngữ, rối loạn cảm xúc, thị giác suy giảm…

Có 2 loại đột quỵ là đột quỵ do thiếu máu và đột quỵ do xuất huyết

  • Đột quỵ do thiếu máu cục bộ: Chiếm khoảng 85% tổng số các ca bị đột quỵ hiện nay. Đây là tình trạng đột quỵ do các cục máu đông làm tắc nghẽn động mạch, cản trở quá trình máu lưu thông lên não.
  • Đột quỵ do xuất huyết: Đột quỵ do xuất huyết là tình trạng mạch máu đến não bị vỡ khiến máu chảy ồ ạt gây xuất huyết não. Nguyên nhân khiến mạch máu vỡ là do thành động mạch mỏng yếu hoặc xuất hiện các vết nứt, rò rỉ.

Hai thời điểm có nguy cơ cao đột quỵ cần lưu ý

Trong đợt rét đậm, rét hại, các bệnh viện ghi nhận số lượng bệnh nhân đột quỵ (tai biến mạch máu não) tăng đột biến, tập trung ở nhóm người cao tuổi.

Theo BSCKII Nguyễn Danh Cường, Phó trưởng khoa Cấp cứu và Đột quỵ, Bệnh viện Lão khoa Trung ương, thời gian vừa qua, số lượng bệnh nhân đột quỵ nhập viện cấp cứu tăng lên khoảng 150% so với bình thường.

Việc thay đổi tư thế đột ngột

Đáng chú ý, theo chuyên gia này, có rất nhiều bệnh nhân bị đột quỵ vào lúc đêm khuya hoặc sáng sớm. Giải thích về thực tế này, BS Cường cho biết. Việc thay đổi tư thế đột ngột hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột đều; là những những yếu tố làm tăng nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là với người cao tuổi.

“Thời điểm đêm muộn hoặc sáng sớm cũng là lúc người cao tuổi thường rời khỏi giường, để đi tiểu đêm hoặc tập thể dục. Trong khi đó, đây lại là khoảng thời gian nhiệt độ xuống thấp nhất trong ngày. Nếu không cẩn thận, người cao tuổi sẽ có nguy cơ bị đột quỵ”, BS Cường cho hay.

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột
Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Để phòng ngừa căn bệnh nguy hiểm này, BS Cường khuyến cáo. Khi vừa tỉnh giấc, người dân không nên ngồi dậy ngay; mà cần nằm thêm một vài phút để tỉnh táo hẳn. Sau đó từ từ ngồi dậy tránh thay đổi tuần hoàn đột ngột. Bên cạnh đó, việc cho cơ thể thích ứng với sự thay đổi nhiệt độ cũng; là một yếu tố quan trọng để phòng ngừa đột quỵ.

“Trước khi ra khỏi giường, mọi người nên thực hiện các động tác xoa tay; xoa chân khoảng 5-10 phút để làm ấm người. Sau đó, mang thêm áo khoác, đeo khăn; chú trọng giữ ấm vùng đầu – cổ rồi mới ra ngoài. Vì nhiệt độ bên ngoài có sự chênh lệch lớn so với trong phòng”. BS Cường chia sẻ.

Bên cạnh đó, hiện nay, điều kiện kinh tế phát triển nhiều gia đình trang bị máy sưởi ấm cho phòng ngủ. Tuy nhiên, theo BS Cường, việc sử dụng máy sưởi trong thời tiết rét đậm; rét hại cũng cần đặc biệt chú ý, nhất là với người cao tuổi.

BS Cường cho hay: “Cần đặt nhiệt độ máy sưởi chênh lệch không quá lớn so với nhiệt độ ngoài trời. Bên cạnh đó, nên thực hiện các biện pháp để giữ ẩm cho cơ thể; bởi máy sưởi sẽ khiến không khí trong phòng bị khô”.

Cần làm gì khi người thân có dấu hiệu bị đột quỵ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, người bị đột quỵ có những dấu hiệu điển hình sau:

  • Một bên mặt người bệnh đột nhiên rủ xuống, lệch đi rõ rệt.
  • Một cánh tay (và chân) bị yếu, buông thõng, không thể giơ lên.
  • Người bệnh không thể nói hoặc nói ra những câu vô nghĩa và không hiểu người khác đang nói gì.

BS Cường khuyến cáo, khi người thân có những biểu hiện nghi đột quỵ; mọi người cần nhanh chóng gọi cấp cứu. Đồng thời nhận sự hướng dẫn của nhân viên y tế, về các biện pháp sơ cứu bệnh nhân tại chỗ. Bệnh nhân được sơ cứu đúng và đưa đến bệnh viện càng sớm; càng hạn chế được những tổn thương lên não bộ.

“Thời gian vàng để cấp cứu cho bệnh nhân đột quỵ là 4,5 giờ. Được can thiệp y tế trong khoảng thời gian này. Bệnh nhân sẽ ít bị các di chứng do đột quỵ để lại hơn”, BS Cường nhấn mạnh.

Đọc thêm các bài viết tiếp theo trên mypdrsite.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 35 − = 25