Tin tức mới

Tổng hợp những điều cần biết về bệnh viêm amidan

Viêm amidan là căn bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi trong xã hội, bệnh có thể gây ra các triệu chứng như đau họng, khó nuốt. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời thì diễn biến của bệnh sẽ ngày càng nghiêm trọng, thậm chí có thể dẫn đến nhiễm trùng máu, viêm nhiễm đường hô hấp, viêm cầu thận và nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Tuy nhiên, căn bệnh viêm amidan này đôi khi lại bị chẩn đoán nhầm thành bệnh đường hô hấp. Vậy nguyên nhân, triệu chứng của viêm amidan là gì, cách điều trị và phòng tránh bệnh ra sao? Nếu bạn muốn hiểu rõ hơn về căn bệnh nguy hiểm này thì đừng vội bỏ qua bài viết dưới đây của mypdrsite.com nhé!

Viêm amidan là bệnh gì?

Viêm amidan
Viêm amidan

Bệnh viêm amidan là tình trạng amidan bị nhiễm trùng hay nhiễm khuẩn làm cho sưng lên và đau. Còn amidan là những tế bào lympho nằm ở vị trí 2 bên đáy lưỡi. Nó có vai trò là hệ thống phòng ngự đầu tiên của hệ miễn dịch với chức năng thanh lọc và loại trừ hầu hết các vi khuẩn cũng như virus muốn xâm nhập vào cơ thể qua đường mũi và đường miệng. Amidan hoạt động mạnh nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 4 tuổi đến tuổi dậy thì. Càng lớn chức năng của amidan giảm dần và không còn hoạt động mạnh như trước.

Nguyên nhân gây ra viêm amidan

Dựa trên nền cấu trúc giải phẫu của amidan có nhiều khe và hốc. Do đó, đây là môi trường thuận lợi cho các tác nhân gây bệnh cho cơ thể như:

  • Do nhiễm các loại virus như Adenoviruses, Enteroviruses, virus cúm, virus Parainfluenza, virus Epstein-Barr, virus herpes simplex.
  • Tiền sử người bệnh đã từng mắc hoặc đang mắc các bệnh đường hô hấp do nhiễm khuẩn như sởi, ho gà,…
  • Người bệnh thực hiện vệ sinh cá nhân kém.
  • Người bệnh sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh, đồ uống lạnh như kem, nước đá, bia lạnh.
  • Môi trường sống ô nhiễm, nhiều khói bụi.
  • Thậm chí do thời tiết thay đổi đột ngột cũng dẫn tới viêm amidan.

Biểu hiện điển hình của viêm amidan

Biểu hiện điển hình của viêm amidan
Biểu hiện điển hình của viêm amidan

Triệu chứng viêm amidan thường là đau trong họng (có khi rất đau và có thể kéo dài hơn 48 giờ). Đau họng còn có thể kết hợp với khó nuốt. Đau có thể sẽ lan lên tai, họng đỏ, amidan sưng và có thể được phủ bởi những chấm trắng. Bệnh nhân còn có thể sốt cao, sưng hạch dưới hàm và hạch cổ, đau đầu  Một số người còn có triệu chứng viêm amidan là mất tiếng hoặc thay đổi giọng nói. Ngoài ra, viêm amidan còn có một số biểu hiện theo nguyên nhân như:

  • Do nhiễm virus thì biểu hiện viêm amidan thường nhẹ và liên quan đến cảm cúm thông thường.
  • Viêm amidan do Coxsackievirus thì sẽ có biểu hiện là những mụn phỏng mọc ở amidan và vùng vòm khẩu cái. Những mụn phỏng này sẽ vỡ trong vài ngày. Sau đó nó sẽ hình thành những vết loét, những vết loét này sẽ rất đau.
  • Do nguyên nhân nhiễm liên cầu thì amidan thường sưng. Đồng thời nó sẽ bị bao phủ bởi những chấm trắng và họng đau.

Biểu hiện viêm amidan còn có thể là hiện tượng có sốt cao, hơi thở hôi và cảm thấy người rất mệt. Những biểu hiện của căn bệnh này nhiều khi rất khác nhau và chúng ta cũng không thể nhìn vào họng ai đó mà nói rằng: Đây là viêm do virus (điều trị bằng kháng sinh sẽ không hiệu quả) hoặc do vi khuẩn (có thể điều trị được bằng kháng sinh) gây ra.

Cách điều trị viêm amidan

Trong trường hợp nhẹ không nhất thiết phải can thiệp y khoa. Tuy nhiên, nếu bệnh tình nghiêm trọng, bạn cần phải áp dụng những biện pháp sau đây:

  • Thuốc kháng sinh (điều trị nội khoa): Nếu nguyên nhân viêm amidan liên quan đến nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc kháng sinh đặc trị nhằm tiêu diệt vi khuẩn, kháng viêm, giảm sưng. Các triệu chứng có khả năng sẽ cải thiện trong vòng một vài ngày sử dụng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, cần lưu ý người bệnh phải tuân thủ đầy đủ liều lượng và số ngày sử dụng thuốc để hạn chế tái phát bệnh, đồng thời giảm thiểu nguy cơ kháng kháng sinh.
  • Phẫu thuật (điều trị ngoại khoa): Bác sĩ sẽ tiến hành cắt amidan bị nhiễm trùng trong trường hợp bị viêm amidan mãn tính, tái phát hoặc không đáp ứng với lối điều trị khác và gây ra các biến chứng. Ngày nay thủ thuật cắt viêm amidan thường nhanh và đảm bảo an toàn, ít tổn thương cho người bệnh. Tuy nhiên, để biết được mình bị viêm amidan có nên cắt không thì người bệnh nên tham vấn ý kiến bác sĩ và thăm khám đầy đủ.

Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan

Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan
Cách phòng ngừa bệnh viêm amidan

Để kiểm soát và phòng tránh bệnh này, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau:

  • Uống nhiều nước, nghỉ ngơi nhiều.
  • Súc miệng bằng nước muối ấm vài lần hằng ngày, vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng.
  • Ngậm kẹo thuốc làm dịu cổ họng.
  • Sử dụng máy tạo độ ẩm để làm ẩm không khí trong nhà. Tuy nhiên cần vệ sinh máy định kỳ để ngăn tình trạng nấm mốc phát triển.
  • Tránh xa khói thuốc lá.
  • Giữ vệ sinh thân thể, rửa tay với xà phòng thường xuyên.
  • Có chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp, nâng cao sức đề kháng.
  • Điều trị khỏi các bệnh đường hô hấp như viêm đường hô hấp trên và nhiễm trùng đường hô hấp dưới. Không tự ý dừng thuốc hoặc chờ cho đến khi các triệu chứng thuyên giảm.
  • Hạn chế tiếp xúc với người nghi mắc bệnh đường hô hấp. Bởi vì nguyên nhân gây bệnh phần lớn là do vi khuẩn.
  • Đeo khẩu trang khi ra ngoài hay đến nơi đông người. Việc này là để tránh hít phải khói, bụi, mầm bệnh gây hại.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 1 = 1