Tin tức mới

Bệnh tiêu chảy và những kiến thức cơ bản mà bạn nên biết

Bệnh tiêu chảy là một tình trạng rất phổ biến ở cả người lớn và trẻ em, rất dễ xuất hiện vào mùa hè. Hàng năm trên thế giới có khoảng 1,5 tỷ trẻ em dưới 5 tuổi bị tiêu chảy và 4 triệu trẻ em tử vong vì căn bệnh này, 80% trong số đó xảy ra ở trẻ em dưới 2 tuổi (theo Tổ chức Y tế Thế giới). Con số này đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của bệnh tiêu chảy, đặc biệt là đối với trẻ em. Trong bài viết dưới đây, mypdrsite.com sẽ giúp bạn nắm được những kiến ​​thức cơ bản về căn bệnh phổ biến và nguy hiểm này nhằm giúp bạn có thêm kinh nghiệm về cách phòng tránh và điều trị kịp thời, phù hợp với bản thân cũng như gia đình.

Tiêu chảy là bệnh gì?

Bệnh tiêu chảy
Bệnh tiêu chảy

Tiêu chảy là bệnh lý thuộc đường tiêu hóa đặc trưng bởi sự gia tăng số lần đại tiện trong ngày. Đặc điểm của phân là chứa nhiều nước do sự chuyển hóa quá nhanh qua hệ thống tiêu hóa. Bệnh tiêu chảy được phân loại dựa trên thời gian mắc bệnh, cơ chế bệnh cũng như mức độ nghiêm trọng. Thông thường, nếu tình trạng tiêu chảy diễn ra trong một vài ngày được gọi là tiêu chảy cấp. Còn nếu kéo dài lâu hơn (khoảng trên 4 tuần) thì được gọi là tiêu chảy mạn tính.

Những nguyên nhân gây tiêu chảy là gì?

  • Virus: Những virus gây tiêu chảy hay gặp là virus Norwalk, cytomegalovirus, virus viêm gan và virus herpes.
  • Vi khuẩn và ký sinh trùng: Những vi khuẩn hay gặp gồm campylobacter, salmonella, shigella and Escherichia coli. Những loại ký sinh trùng như Giardia lamblia và cryptosporidium cũng có thể gây tiêu chảy.
  • Một số nguyên nhân tiêu chảy khác: Chứng không dung nạp lactose do tác dụng phụ của thuốc, nhất là thuốc kháng sinh; ăn các loại thực phẩm kém vệ sinh và có chất tạo ngọt nhân tạo; phẫu thuật ổ bụng hoặc cắt túi mật; các chứng rối loạn tiêu hóa khác như: bệnh crohn, viêm loét đại tràng, hội chứng ruột kích thích,…

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy gồm:

  • Ăn uống và sống gần với người bị tiêu chảy và không áp dụng các biện pháp phòng bệnh.
  • Sống tại những khu vực sử dụng nhà tiêu không hợp vệ sinh, đổ thẳng phân ra cống, mương, ao, hồ, sông, suối,…
  • Sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
  • Có tập quán ăn uống không hợp vệ sinh, hay ăn rau sống, thủy hải sản chưa nấu chín kỹ.
  • Sử dụng phân tươi hoặc phân chưa được xử lý đảm bảo vệ sinh trong trồng trọt.
  • Sống tại khu vực bị ngập lụt và sau ngập lụt,…

Các dấu hiệu nhận biết căn bệnh tiêu chảy

Các dấu hiệu nhận biết căn bệnh tiêu chảy
Các dấu hiệu nhận biết căn bệnh tiêu chảy

Triệu chứng tiêu chảy rõ ràng nhất khi bị bệnh là người bệnh có nhu cầu đại tiện nhiều lần, phân lỏng hoặc phân lổn nhổn và có mùi tanh hôi khác thường. Ngoài ra có thể kèm theo một số triệu chứng khác như đầy bụng đau quặn bụng. Đối với trẻ em và người già đôi khi còn kèm theo sốt hoặc nôn. Trường hợp bệnh nặng có thể có máu và chất nhầy trong phân.

Các phương pháp điều trị tiêu chảy

Đa số các trường hợp bị bệnh tiêu chảy được chỉ định dùng thuốc để điều trị, bao gồm một số loại thuốc sau:

  • Thuốc bù nước và chất điện giải: Giúp cung cấp nước và chất điện giải tránh tình trạng rối loạn về sinh hóa do tiêu chảy gây nên.
  • Men vi sinh: Đây là các vi khuẩn có lợi được đông khô, khi vào trong ruột chúng sinh sôi rất nhanh và trấn áp các vi khuẩn có hại để lập lại trạng thái cân bằng.
  • Chất hấp thụ: Có tác dụng hấp thụ các độc tố khí hơi trong đường ruột.
  • Các loại hỗ trợ: Người mắc bệnh tiêu chảy không nên tự ý sử dụng các loại thuốc hỗ trợ giảm đau mà chỉ nên dùng cao xoa bóp dầu gió cao dán để giảm tình trạng đau bụng.

Trong quá trình điều trị tiêu chảy, người bệnh cần có chế độ ăn uống hợp lý và đảm bảo vệ sinh để bệnh hồi phục nhanh hơn.

Cách phòng tránh tiêu chảy

  • Rửa tay đúng cách làm giảm sự lây lan của vi khuẩn có thể gây ra tiêu chảy.
  • Tiêm vắc-xin rotavirus để ngăn ngừa tiêu chảy do rotavirus.
  • Khi đi du lịch, hãy chắc chắn rằng bất cứ thứ gì trẻ ăn và đồ uống đều an toàn. Điều này thậm chí còn quan trọng hơn khi đi du lịch đến các nước đang phát triển. Để đảm bảo an toàn khi đi du lịch.
  • Không uống nước máy hoặc dùng nước máy để đánh răng.
  • Không sử dụng đá lạnh làm từ nước máy.
  • Không uống sữa chưa tiệt trùng (do chưa diệt được các vi khuẩn gây tiêu chảy).
  • Không ăn trái cây và rau tươi khi chưa được rửa sạch và gọt vỏ.
  • Không ăn thịt hoặc cá chưa nấu chín.
  • Không ăn thực phẩm từ người bán hàng rong.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 9 + 1 =