Tin tức mới

Các nước phát triển hình thức giao dịch xuyên biên giới

Ngày nay, thanh toán quốc tế đang là điều mà nhiều nước trên thế giới hướng đến. Trong thế giới phẳng thì việc thanh toán quốc tế chắc chắn sẽ phát triển rộng rãi. Tuy nhiên, vì sự chênh lệch tỉ giá đồng tiền giữa các nước nên việc này còn tương đối khó khăn. Chính vì vậy mà các nước vẫn đang tìm phương hướng giải quyết. Mới đây, bốn nước Úc, Singapore, Malaysia và Nam Phi đã thử nghiệm nền tảng giao dịch chung. Đây là dự án thanh toán quốc tế bằng tiền kỹ thuật số được ban hành bởi Ngân hàng trung ương các nước. Để tìm kiểu kỹ hơn, hãy cùng mypdrsite theo dõi bài viết dưới đây.

Úc, Singapore, Malaysia và Nam Phi phát triển nền tảng giao dịch chung

Ngân hàng trung ương của bốn nước sẽ phát triển nền tảng dùng chung cho giao dịch xuyên biên giới. Theo Nikkei, ngân hàng trung ương của Úc; Singapore; Malaysia và Nam Phi sẽ tiến hành thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới. Bằng cách sử dụng các loại tiền tệ kỹ thuật số ngân hàng trung ương (CBDC) khác nhau. Mục đích đánh giá liệu có thể đơn giản hóa và giảm chi phí của các giao dịch hay không.

Úc, Singapore, Malaysia và Nam Phi phát triển nền tảng giao dịch chung
Úc, Singapore, Malaysia và Nam Phi phát triển nền tảng giao dịch chung

Đây là một thỏa thuận thuộc dự án Dunbar. Tên được lấy tên theo số Dunbar chỉ giới hạn nhận thức của con người. Theo đó mỗi người chỉ có thể duy trì mối quan hệ ổn định với tối đa 150 người khác bởi bộ não của chúng ta quá nhỏ để có thể theo dõi nhiều hơn số liên kết xã hội này.

Theo dự án này thì các ngân hàng tại 4 quốc gia nói trên sẽ hợp tác với Ngân hàng thanh toán quốc tế (BIS) để tìm hiểu các mô hình mẫu dành cho các nền tảng chia sẻ cho phép thanh toán quốc tế với tiền điện tử được ban hành bởi nhiều ngân hàng trung ương. Cả 4 quốc gia này đều chưa có đồng tiền CBDC nào đang hoạt động và thông qua dự án này, 4 quốc gia sẽ bắt đầu làm việc để hiểu rõ hơn về cách xây dựng và vận hành một đồng tiền CBDC.

Mục đích của việc giao dịch xuyên biên giới

Dự án nêu trên nhằm mục đích phát triển nền tảng dùng chung cho các giao dịch xuyên biên giới sử dụng nhiều CBDC. Theo tuyên bố từ Ngân hàng Dự trữ Úc; Ngân hàng Negara Malaysia; Cơ quan Tiền tệ Singapore VÀ Ngân hàng Dự trữ Nam Phi. Nền tảng sẽ cho phép các tổ chức tài chính giao dịch trực tiếp với nhau bằng nhiều loại CBDC. Điều này có thể loại bỏ nhu cầu trung gian, giảm thời gian và chi phí giao dịch. Sáng kiến cũng sẽ khám phá các thiết kế kỹ thuật, quản trị và vận hành khác nhau.

Mục đích của việc giao dịch xuyên biên giới 
Mục đích của việc giao dịch xuyên biên giới

“Nền tảng chia sẻ nhiều CBDC khác nhau có tiềm năng đi tắt đón đầu các thỏa thuận thanh toán kế thừa. Nó đóng vai trò nền tảng cho một nền tảng thanh toán quốc tế hiệu quả hơn”. Fraziali Ismail, trợ lý Thống đốc Ngân hàng Negara Malaysia, nói.

Không chỉ các nước nêu trên, một số chính phủ và ngân hàng trung ương cũng đang khám phá việc sử dụng CBDC. Ví dụ, Trung Quốc đang thử nghiệm CBDC tập trung cho hoạt động bán lẻ được thiết kế để tái tạo tiền mặt trong lưu thông, trong khi đó những nước khác xem xét sử dụng CBDC bán sỉ (wholesale CBDC) để cải thiện hoạt động nội bộ của hệ thống tài chính. Hầu hết các dự án vẫn đang ở giai đoạn đầu và tập trung trong nước. Việc phát triển quy tắc và khuôn khổ toàn cầu về cách CBDC có thể được sử dụng trên phạm vi quốc tế là một vấn đề phức tạp về mặt kỹ thuật và tiềm ẩn rủi ro về mặt chính trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha + 38 = 48