Tin tức mới

Tổng hợp những điều cần biết về bệnh thoái hoá khớp

Căn bệnh thoái hoá khớp là một dạng viêm khớp phổ biến và đã ảnh hưởng đến hàng triệu con người trên toàn thế giới. Bệnh này xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đệm đầu xương bị hư hỏng hoặc chấn thương. Đây là căn bệnh gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của cả người bệnh lẫn người nhà của họ. Tình trạng này nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời thì người bệnh có thể đứng trước nguy cơ tàn phế vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng tránh bệnh thoái hóa khớp hiệu quả nhất, cùng mypdrsite.com tìm hiểu nhé!

Thế nào là bệnh thoái hoá khớp?

Bệnh thoái hoá khớp
Bệnh thoái hoá khớp

Bệnh thoái hóa khớp là tình trạng tổn thương sụn khớp và xương dưới sụn, kèm theo phản ứng viêm, giảm thiểu lượng dịch khớp. Đây bệnh mãn tính chủ yếu xảy ra ở người trung niên và người có tuổi.

Theo thời gian, lớp sụn khớp sẽ dần dần bị thoái hóa, trở nên xù xì và mỏng đi khiến cho khớp không thể vận hành tốt. Đồng thời, phần xương dưới sụn cũng sẽ bắt đầu thay đổi cấu trúc và hình dạng, bị xơ hóa, mật độ khoáng và sự bền chắc giảm sút rõ rệt, xuất hiện các vết nứt nhỏ. Đối với trường hợp nặng, sụn còn có thể mỏng đến mức không thể che phủ toàn bộ đầu xương. Khi vận động, xương dưới sụn cọ xát vào nhau, thậm chí bào mòn lẫn nhau khiến người bệnh cảm thấy vô cùng đau đớn.

Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO):

  • Thoái hóa khớp chiếm 20% các bệnh lý về khớp.
  • 80% bệnh nhân thoái hóa khớp bị hạn chế về vận động.
  • 20% bệnh nhân không thể thực hiện các sinh hoạt thường ngày.

Nguyên nhân dẫn đến căn bệnh thoái hoá khớp

Bệnh thoái hóa khớp là sự kết hợp của nhiều yếu tố gồm thừa cân, lão hóa, sang chấn hoặc stress ở khớp, di truyền và yếu cơ là hiện tượng khớp bị tổn hại (oxi hóa, biến dạng, vôi hóa,…) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Có 2 loại nguyên nhân thoái hóa khớp chính:

Các nguyên nhân nguyên phát

Đây là nguyên nhân thoái hoá khớp thường hay gặp ở những người tuổi cao. Tuổi càng cao thì hiện tượng lão hóa các cơ quan càng mạnh, trong đó có khớp xương. Có nhiều yếu tố ở người cao tuổi tác động đến thoái hóa khớp xương như: tình trạng béo phì di truyền, có chấn thương nhẹ nhưng thường hay xảy ra ở khớp.

Các nguyên nhân thứ phát

Đây là nguyên nhân thoái hóa khớp xảy ra sau viêm khớp dạng thấp và viêm khớp do nhiễm trùng (do vi khuẩn lao, vi khuẩn mycoplasma, vi khuẩn lậu,…). Một số trường hợp do trong tiền sử có chấn thương mạnh tại khớp như: ngã, tai nạn lao động, tai nạn trong chơi thể thao (bóng đá, bóng chuyền,…). Ngoài ra, người ta cũng nhắc đến nguyên nhân tự miễn cũng góp phần gây thoái hóa khớp xương ở người cao tuổi. Người ta cho rằng, những người trên 40 tuổi hay gặp thoái hóa khớp xương có lẽ có liên quan đến yếu tố tự miễn, cũng giống như trong viêm đa khớp dạng thấp người ta thấy có các tự kháng thể thuộc loại globulin kiểu IgM có tính đặc hiệu cao.

Các triệu chứng của thoái hoá khớp

Các triệu chứng của thoái hoá khớp
Các triệu chứng của thoái hoá khớp

Các biểu hiện trong thoái hóa khớp thường phát triển chậm và mức độ tăng nặng hơn theo thời gian. Các dấu hiệu thường gặp nhất bao gồm:

  • Đau nhức: Các khớp bị ảnh hưởng có thể bị đau trong hoặc sau khi vận động. Các cơn đau thường âm ỉ và biến mất khi người bệnh không hoạt động. Nếu không được điều trị kịp thời, các cơn đau tăng nặng về mức độ và kéo dài hơn. Từ đó gây cho người bệnh nhiều đau đớn và phiền toái hơn.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường đi kèm với những cơn đau và được thấy dễ dàng nhất sau khi bệnh nhân thức dậy, hoặc sau một thời gian không vận động, di chuyển.
  • Xuất hiện tiếng khớp kêu khi di chuyển: Người bệnh có thể cảm thấy một cảm giác nóng ran khi sử dụng khớp và có thể nghe thấy tiếng lộp cộp hoặc lách cách khi cử động.
  • Teo cơ, sưng tấy: Thoái hóa khớp kéo dài thường dẫn đến tình trạng sưng tấy. Từ đó nó sẽ làm biến dạng các khớp và vùng cơ xung quanh khớp. Nếu không vận động trong thời gian dài sẽ gây teo cơ, đầu gối bị lệch khỏi trục,…

Chuẩn đoán và điều trị thoái hoá khớp

Thông thường, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra một số triệu chứng lâm sàng. Sau đó họ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán bệnh. Các phương pháp thường được bác sĩ chuyên khoa áp dụng để chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp là:

  • Chụp X-Quang.
  • Chụp cộng hưởng từ.
  • Nội soi khớp.
  • Siêu âm khớp,…

Sau khi thăm khám, dựa vào kết quả chẩn đoán bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với từng đối tượng. Các phương pháp điều trị thoái hóa khớp thường được áp dụng trong y khoa là dùng thuốc Tây y, vật lý trị liệu, phẫu thuật, điều trị bằng tế bào gốc,… Việc điều trị bệnh nhằm mục đích làm giảm các triệu chứng của bệnh. Đồng thời, nó sẽ giúp duy trì và phục hồi chức năng của khớp. Nhờ đó, bạn có thể ngăn ngừa nguy cơ tàn phế có thể xảy ra.

Cách phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp

Cách phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp
Cách phòng ngừa bệnh thoái hoá khớp

Thoái hóa khớp là quy luật tự nhiên nên gần như không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách phòng ngừa sẽ giúp làm chậm quá trình thoái hóa. Dưới đây là một số biện pháp:

  • Có chế độ sinh hoạt, luyện tập, ăn uống khoa học, hợp lý, nhất là từ sau 40 tuổi.
  • Tránh các tư thế không phù hợp hoặc động tác đột ngột, quá mạnh khi làm việc, sinh hoạt.
  • Kiểm soát cân nặng, tránh béo phì để giúp giảm áp lực lên các khớp xương.
  • Đi khám bác sĩ ngay sau khi có các dấu hiệu bất thường về khớp. Nhờ đó, bạn sẽ được chẩn đoán và có biện pháp điều trị kịp thời.
  • Cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết, tốt cho xương, sụn. Việc này sẽ giúp cân bằng quá trình thoái hóa và tái tạo của sụn khớp. Từ đó giúp làm tăng độ dẻo dai, sức bền cho cơ xương khớp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 75 − 68 =