Tin tức mới

Loài rùa Trung bộ cực hiếm thu hút giới khoa học quốc tế

Rùa Trung bộ là một trong những loài động vật trong danh sách bảo tồn. Hiện nay, chúng ta hiếm thấy hình ảnh rùa Trung bộ trong thiên nhiên hoang dã. Loài rùa này hiện đang được Trung tâm Bảo tồn rùa Cúc Phương nuôi dưỡng để lưu giữ nguồn gen, nhân giống và phục vụ nghiên cứu khoa học. Tất cả những con rùa Trung bộ đang được nuôi dưỡng sẽ được thả về tự nhiên tại Quảng Ngãi khi chúng thích nghi tốt với môi trường sống. Được biết, lý do khiến loài rùa này được đưa vào danh sách bảo tồn vì nạn săn bắt và buôn bán bất hợp pháp. Cùng tìm hiểu về loài rùa quý hiếm này qua bài viết dưới đây của mypdrsite nhé.

Những đặc điểm tập tính và hình dáng của rùa Trung bộ

Rùa Trung bộ là loài đặc hữu. Chỉ sống trong một số vùng đất ngập nước tại vùng đất thấp ở miền trung Việt Nam. Điều đáng nói, loài rùa hiếm khiến cả thế giới quan tâm này đang đối diện với nguy cơ biến mất khỏi môi trường tự nhiên. Rùa Trung Bộ có tên khoa học Mauremys annamensis (Siebenrock, 1903). Bộ Rùa (Testudinata), họ Rùa đầm (Emydidae). Có kích thước nhỏ, chiều dài mai tối đa là khoảng 28 – 30 cm.

Những đặc điểm tập tính và hình dáng của rùa Trung bộ
Rùa Trung bộ có kích thước nhỏ, chiều dài mai tối đa là khoảng 28 – 30 cm

Mai rùa Trung Bộ màu xám sẫm, yếm màu vàng hay da cam. Có những đốm lớn màu đen ở mỗi tấm yếm, hơi dẹp. Sau mai không có răng cưa, trên mai có 3 gờ chạy dọc, gờ giữa lưng rõ nhất. Đầu rùa màu nâu sẫm hoặc xám đen, mỗi bên có 3 sọc màu vàng. 1 sọc từ sau mũi qua phía trên ổ mắt tới cổ. 1 sọc khác lớn hơn từ mũi qua ổ mắt và màng nhĩ tới cổ. Và 1 sọc chạy dọc phía dưới hàm tới cổ.

Môi trường sống tự nhiên của loài rùa Trung Bộ

Sinh cảnh sống của loài rùa Trung Bộ là suối và đầm lầy, nơi nước chảy chậm hay tĩnh. Ăn tạp các loài côn trùng, giun, cá và thực vật thủy sinh. Một điều rất đáng quan tâm là loài Rùa Trung Bộ chỉ được tìm thấy ở vùng đất ngập nước. Ở miền Trung Việt Nam từ Đà Nẵng vào đến tỉnh Phú Yên.

Vào những năm 1980, người ta còn thấy sự xuất hiện của loài này trong điều kiện tự nhiên. Thậm chí ngay trên ruộng lúa dưới chân đồi sim cằn cỗi. Hay các vũng nước nhỏ giữa các bụi cây dứa dại đầy gai sắc nhọn ven suối của các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ như Quảng Nam, Quảng Ngãi.

Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế nỗ lực bảo vệ loài rùa Trung Bộ

Các nhà khoa học Việt Nam và quốc tế nỗ lực bảo vệ loài rùa Trung Bộ
Số lượng rùa Trung Bộ đã bị suy giảm rất nhiều

Nay số lượng rùa Trung Bộ đã bị suy giảm rất nhiều. Và hiện tại rất hiếm gặp cá thể loài này trong tự nhiên. Do bị truy lùng, săn bắt ráo riết với số lượng lớn trong tự nhiên. Và buôn bán trái phép ngày càng nhiều hơn. Ngoài ra, việc chuyển đổi nhanh chóng các vùng đất ngập nước nội địa trong tự nhiên thành đất nông nghiệp. Hoặc ô nhiễm môi trường trong quá trình đô thị hóa khiến rùa Trung Bộ mất nơi cư trú và kiếm ăn.

Vì tính đặc hữu, có khu vực phân bố rất nhỏ hẹp và hạn chế. Đặc biệt đứng trước bờ nguy cơ tuyệt chủng. Nên loài rùa này hiện được cộng đồng quốc tế quan tâm và tìm cách để bảo tồn. Hiện các nhà khoa học cả Việt Nam và quốc tế vẫn đang nỗ lực các hoạt động để bảo vệ rùa Trung Bộ. Như thành lập khu bảo vệ sinh cảnh loài và Trung tâm cứu hộ rùa Trung bộ để bảo vệ rùa Trung bộ trong môi trường tự nhiên.

Năm 2013, Trung tâm Bảo tồn rùa, Vườn quốc gia Cúc Phương đón nhận 71 con rùa Trung Bộ. Do hai vườn thú Rotterdam (Hà Lan) và vườn thú Munter (Đức) nhận nuôi nhiều năm về trước. Việt Nam hiện có khoảng 30 loài rùa, chiếm 1/10 tổng số loài rùa trên thế giới. Trong đó có 3 loài rùa đặc hữu gồm rùa Hộp Việt Nam (Coura picturata), rùa Trung Bộ và rùa Hộp Buare (Coura bourreti).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 39 − = 35