Tin tức mới

Cách xử lý tình trạng nghẽn cống thoát nước nhanh chóng với các nguyên liệu có sẵn trong bếp

Trong cuộc sống hàng ngày, một số thói quen, đôi khi là những tình huống vô tình trong sinh hoạt hằng ngày sẽ gây tắc đường cống thoát nước trong nhà. Đường cống bị tắc nghẽn dẫn đến mùi hôi, nước dâng cao,… Tình trạng hầm cầu, đường cống bị tắc nghẽn, tạo mùi hôi khó chịu là vấn đề đang diễn ra rất thường xuyên ở nhiều gia đình hiện nay. Hậu quả là nó sẽ ảnh hưởng đến mọi sinh hoạt của các thành viên trong gia đình và đe dọa đến sức khỏe của chúng ta. Vậy làm thế nào để xử lý tình trạng nghẽn cống thoát nước?

Sử dụng baking soda và giấm ăn

Chuẩn bị nguyên liệu

– Baking soda

– Giấm

Chắc hẳn nhà bếp của chị em nào cũng có những nguyên liệu quen thuộc như baking soda và giấm đúng không ạ?

Baking soda còn có tên gọi khác là muối nở hay bột nở. Đây là một chất được sử dụng rất nhiều trong đời sống, ví dụ như nấu nướng, làm bánh, tẩy sạch vết bẩn,… Ít ai biết, baking soda còn có một công dụng là thông cống. Giấm cũng chứa rất nhiều axit và khi gặp baking soda nó sẽ tạo ra phản ứng hóa học tuyệt vời giúp đánh bay những chất cặn bẩn tích tụ lâu ngày trong các đường ống thoát nước (diện tích nhỏ vừa).

Sử dụng baking soda và giấm ăn
Sử dụng baking soda và giấm ăn

Cách thực hiện

Đầu tiên, chúng ta đổ baking soda và nước giấm theo tỉ lệ 1:2 (nửa cốc baking soda và 1 cốc giấm ). Khi đổ 2 chất vào nhau sẽ thấy phản ứng hóa học sủi bọt, lúc này đổ hỗn hợp vào đường ống cống ngay lập tức. Đợi qua đêm hoặc ít nhất 2 tiếng đồng hồ rồi mới được dùng nước.

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể đổ lần lượt 2 chất này riêng biệt. Đổ baking soda vào trước, sau đó đổ ngay giấm vào sau. Để hiệu quả thông cống tốt hơn, sau một thời gian hãy đổ nước nóng vào đường thoát nước để mọi tắc nghẽn bị đẩy trôi lần nữa. Lưu ý bạn cũng có thể dùng 1 chiếc dây sắt để thọc đường cống này thì việc thông cống sẽ còn nhanh hơn, hiệu quả hơn nữa.

Sử dụng nước ấm khoảng 50 độ C đến 70 độ C

Trước khi thực hiện phương pháp này, bạn cần chú ý chỉ sử dụng nước ấm khoảng 50 độ C đến 70 độ C vì 2 lý do sau:

  • Sử dụng nước nóng 100 độ C có nguy cơ làm hỏng lớp men bồn cầu; làm giảm chất lượng đường ống thoát nước.
  • Nếu đường ống nhà bạn đã sử dụng lâu năm, khi dùng nước quá sôi; quá nóng sẽ làm giòn, làm nứt đường ống. Hậu quả sẽ không lường trước; bạn sẽ tốn nhiều chi phí; thời gian khắc phục.
  • Tóm lại, khi chuẩn bị xong một nồi nước ấm; bạn từ từ đổ nước vào đường cống/bồn cầu đang tắc nghẽn. Dưới tác dụng của nước ấm sẽ làm mềm chất thải gây tắc nghẽn bên dưới đường cống.

Nếu như nguyên nhân gây nghễn cống là các vật thể bằng kim loại; bằng chất liệu nhựa thì phương pháp thông bồn cầu; đường cống với nước ấm sẽ không thể phát huy hiệu quả. Còn nếu nguyên nhân gây nghẹt là thực phẩm dư thừa, giấy vệ sinh, hữu cơ… thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng cách làm này.

Sử dụng móc phơi quần áo

Sử dụng móc phơi quần áo
Sử dụng móc phơi quần áo

Bạn chuẩn bị một cái móc phơi quần áo bằng chất liệu kim loại. Sau đó duỗi thẳng móc ra. Một đấu móc bạn cần uốn cong lại thành hình lưỡi câu. Và dùng miếng vải quấn đầu lưỡi câu đó thật kỹ. Cần đảm bảo quấn vải làm sao khi bạn thực hiện thông tắc dưới bồn cầu sẽ không làm rơi miếng vải này ra.

Bạn sẽ bắt tay thực hiện thông tắc bồn cầu bằng chiếc móc này bằng cách luồn đầu móc lưỡi câu vào miệng bồn cầu; rồi dùng tay xoáy xoáy dưới đó sao cho đầu móc câu chạm vào những vật gây nghẹt dưới bồn cầu như giấy vệ sinh, búi tóc,… Khi bạn cảm nhận lưỡi câu đã giữ được những thứ gây nghẹt đó; bạn sẽ kéo nhẹ nhàng lưỡi câu ra ngoài và vứt hết mấy thứ gây nghẹt đó vào sọt rác.

Lặp lại quá trình “câu mồi” đó đến khi nào bạn cảm nhận không còn thứ làm tắc bồn cầu bên dưới nữa thì dừng lại; xả nước kiểm tra.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 4 = 4