Tin tức mới

Tổng hợp những thông tin cơ bản về bệnh viêm phổi

Việc hít thở đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của con người. Để có thể thở bình thường thì phổi cần phải khỏe mạnh. Vì vậy, bệnh viêm phổi sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của chúng ta. Không phân biệt giới tính và tuổi tác, viêm phổi có thể gặp ở bất kỳ ai. Trong hầu hết các trường hợp, cơ thể sẽ xuất hiện các dấu hiệu đặc trưng chỉ sau vài ngày nhiễm khuẩn và nếu không được cấp cứu kịp thời thì lâu dần người bệnh sẽ khó thở, thậm chí là dẫn tới tử vong. Vậy viêm phổi là gì, nguyên nhân và triệu chứng ra sao, phòng tránh và điều trị bệnh như thế nào? Cùng mypdrsite.com tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Bệnh viêm phổi là như thế nào?

Bệnh viêm phổi
Bệnh viêm phổi

Viêm phổi là bệnh hô hấp phổ biến xảy ra ở mọi lứa tuổi (ở cả trẻ em và người lớn). Bệnh xảy ra khi vùng môi phổi bị nhiễm khuẩn và viêm ở các ống phế nang, túi phế nang; viêm tiểu phế quản, các tổ chức kẽ. Bệnh viêm phổi có khả năng lây nhiễm qua không khí, đường máu, qua những cơ quan lân cận (họng, mũi), hoặc hít phải chất dịch.

Dấu hiệu nhận biết viêm phổi

Bệnh viêm phổi thường xảy ra đột ngột ở người trẻ. Biểu hiện đầu tiên là những cơn rét run khoảng 30 phút, sốt cao từ 39 – 40 độ C, mặt đỏ, mạch nhanh, sau vài tiếng bệnh nhân cảm thấy khó thở, toát mồ hôi môi tím tái. Ở trẻ em sẽ có hiện tượng co giật ở người già hoặc người nghiện rượu có lú lẫn. Người bệnh lúc đầu ho khan, sau ho có đờm và có thể có màu gỉ sắt. Hiện tượng đau ngực bên tổn thương, có khi bệnh nhân nôn mửa và chướng bụng.

Nguyên nhân gây viêm phổi

Trong thực tế, thường xuyên tiếp xúc với vi khuẩn và virus có thể mắc viêm phổi nhưng cơ thể thường tự bảo vệ, chẳng hạn như ho và các vi sinh vật bình thường trong cơ thể ngăn chặn sinh vật gây hại xâm nhập vào và tổn hại đường hô hấp. Tuy nhiên, trong nhiều điều kiện, bao gồm suy dinh dưỡng và các bệnh hệ thống, có thể khả năng bảo vệ thấp hơn và cho phép sinh vật gây hại vượt qua phòng thủ của cơ thể và vào phổi.

Khi các sinh vật xâm nhập được vào phổi, các tế bào máu trắng – một phần quan trọng của hệ thống miễn dịch, bắt đầu tấn công vi khuẩn, các tế bào máu trắng và các protein của hệ miễn dịch. Nó sẽ gây ra viêm túi phế nang và chứa đầy dịch. Từ đó dẫn đến tình trạng khó thở đặc trưng cho nhiều loại viêm phổi.

Cách điều trị căn bệnh viêm phổi

Cách điều trị căn bệnh viêm phổi
Cách điều trị căn bệnh viêm phổi

Việc điều trị viêm phổi sẽ tùy thuộc vào bệnh đang ở giai đoạn nào và nguyên nhân gây bệnh.

  • Viêm phổi do vi khuẩn: Chữa trị bằng thuốc kháng sinh Khi áp dụng cách chữa này, người bệnh cần tuân theo chỉ định của bác sỹ. Để tránh trường hợp nhờn thuốc bệnh nhân cần phải uống đầy đủ liều. Không được bỏ thuốc kể cả khi bệnh đã thuyên giảm.
  • Viêm phổi do virus: Những bệnh nhân bị viêm phổi do virus uống thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng. Bệnh sẽ được chữa giống như khi bị cúm là nghỉ ngơi và uống nhiều nước.
  • Viêm phổi do nấm: Chữa bằng thuốc chống nấm.
  • Viêm phổi do mycoplasma: Cũng sử dụng thuốc kháng sinh để điều trị. Cũng có trường hợp bệnh rất nhẹ không cần điều trị.

Cách phòng ngừa viêm phổi

Để phòng ngừa viêm phổi, bác sĩ khuyên mọi người nên xây dựng lối sống lành mạnh, tập thói quen giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường hệ miễn dịch, nhằm giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi. Ngoài ra bạn còn cần:

  • Hạn chế đến những nơi có nhiều khói thuốc lá và bỏ thuốc lá.
  • Thường xuyên rửa tay với nước sạch và xà phòng có tác dụng diệt khuẩn; đặc biệt sau khi đi vệ sinh, từ bên ngoài trở về nhà. Nếu có thể bạn nên mang theo chai nước rửa tay khô để sát khuẩn khi cần
  • Tránh tiếp xúc với người bệnh, đặc biệt là những người mắc bệnh truyền nhiễm
  • Hoạt động và làm việc với cường độ vừa phải, chú trọng nghỉ ngơi, phục hồi sức khỏe
  • Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, khoa học. Hãy ăn những loại thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như: rau xanh, trái cây, thịt, cá, trứng sữa.
  • Nếu nhà bạn có trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì không nên bồng bế trẻ đến những nơi có người bị cảm lạnh hoặc cảm cúm. Điều này giúp giảm thiểu rủi ro mắc bệnh viêm phổi ở trẻ.
  • Bên cạnh đó, khi bé có dấu hiệu ho, hắt hơi bạn nên hướng dẫn bé dùng khuỷu tay che miệng hạn chế vi trùng lây sang người khác. Đồng thời, phụ huynh giữ gìn, vệ sinh mũi cho trẻ luôn sạch sẽ khô thoáng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 5 + 1 =