Tin tức mới

Tổng hợp thông tin về bệnh cao huyết áp ở người già

Bệnh cao huyết áp ở người già không phải là một vấn đề mới hiện nay, nhất là khi tình trạng này diễn ra ngày càng nghiêm trọng và gây những ảnh hưởng nhất định đến cuộc sống sinh hoạt bình thường của bệnh nhân. Cao huyết áp là nguyên nhân chính gây tử vong và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm khác ở người già. Bệnh này không chỉ bao gồm rất nhiều yếu tố và nguy cơ gây bệnh mà còn có sự khác biệt giữa các nhóm tuổi với nhau. Vậy bệnh cao huyết áp ở người già biếu hiện thế nào, nguyên nhân gây bệnh là gì, làm thế nào để phòng ngừa và điều trị bệnh cao huyết áp ở người già? Hãy cùng mypdrsite.com tìm câu trả lời qua bài viết dưới đây nhé!

Vì sao người già lại bị cao huyết áp?

Người già dễ bị cao huyết áp
Người già dễ bị cao huyết áp
  • Yếu tố gia đình: Nếu trong gia đình bạn có người bị cao huyết áp thì bạn rất dễ bị căn bệnh này đấy. Hãy cung cấp thông tin này cho bác sĩ khi đi khám. Việc này sẽ giúp bạn có được phương pháp điều trị chính xác nhất.
  • Ðàn ông: Ðàn ông dễ bị cao huyết áp hơn phụ nữ. Tuy nhiên, những phụ nữ sau mãn kinh cũng có nguy cơ cao bị bệnh huyết áp này.
  • Tuổi tác: Bệnh cao huyết áp dễ xảy ra sau tuổi 35.
  • Di truyền: Những người da đen có tỉ lệ mắc bệnh cao hơn người da trắng.
  • Béo mập: Khi sức nặng của ta trên sức nặng lý tưởng so với chiều cao và vóc người 30% trở lên.
  • Bệnh tiểu đường: Tiểu đường và cao áp huyết như đôi bạn thân và hay đi đôi với nhau. Chúng sẽ cùng nhau phá hoại tim và thận.
  • Rượu: Các khảo cứu cho thấy rượu uống nhiều và thường xuyên có thể đưa đến cao áp huyết. Đồng thời cũng làm tăng tỷ lệ bị tai biến mạch máu não và bệnh thận
  • Lười vận động: Khi lười tập thể dục thể thao, chúng ta dễ bị béo phì thừa cân nhất là với người cao tuổi. Và thừa cân cũng là nguyên nhân gây bệnh cao huyết áp.

Triệu chứng của bệnh cao huyết áp ở người già

Cao huyết áp thường không có triệu chứng gì đặc biệt. Trên thực tế, rất nhiều người bị tăng huyết áp trong nhiều năm mà không biết. Cho đến khi đi khám bệnh hoặc đã bị các biến chứng nguy hiểm do cao huyết áp gây ra. Lúc này họ mới biết mình đang mắc bệnh. Đó là lý do tại sao tăng huyết áp lại nguy hiểm và được xem là “kẻ giết người thầm lặng”. Cách duy nhất để biết mình bị cao huyết áp là kiểm tra huyết áp thường xuyên.

Khi xuất hiện triệu chứng, ít nhiều tình trạng cao huyết áp của bạn cũng đã gây biến chứng. Những triệu chứng này rất khác nhau, tuỳ thuộc theo sức khoẻ của từng người và mức độ biến chứng. Tuy nhiên, người nhà bệnh nhân cao huyết áp nên chú ý một số triệu chứng chung như sau:

  • Choáng váng, nhức đầu.
  • Mất ngủ, chóng mặt, ù tai, hoa mắt.
  • Khó thở, đau tức ngực, hồi hộp.
  • Đỏ mặt, buồn nôn.
  • Có vấn đề về thị giác và hô hấp.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở người già

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở người già
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh cao huyết áp ở người già

Áp huyết cao hơn bình thường khiến tim và các mạch máu phải làm việc nhiều hơn. Từ đó dẫn đến tình trạng suy tim và không đáp ứng được nhu cầu của các cơ quan trong cơ thể, nhất là khi người bệnh vận động, gây các triệu chứng mau mệt, choáng váng, khó thở và nhất là khi vận động.

Áp suất cao trong các mạch máu có thể làm tổn thương thành của các mạch máu. Nhưng chỉ tổn thương trong lòng các mạch máu dễ bị cholesterol và các tế bào tiểu cầu luôn luôn có sẵn trong máu bám vào. Cơ chế dây chuyền này lại càng làm lòng các mạch máu tổn thương thêm nữa. Và dần dần nhỏ hẹp lại.

Tương tự, bệnh tăng huyết áp ở người già làm tổn thương các mạch máu. Đặc biệt là các mạch máu nuôi óc, nuôi thân, nuôi mắt. Từ đó, nó sẽ gây ra các biến chứng tai biến mạch máu não, suy thận, giảm thị giác. So với người thường, người cao huyết áp dễ bị bệnh hẹp tắc các động mạch tim. Nó sẽ gây ra tình trạng thiếu máu nuôi tim gấp 3 lần. Hơn nữa, cũng sẽ dễ bị suy tim gấp 6 lần, tai biến mạch máu não gấp 7 lần.

Cách điều trị cao huyết áp cho người già

Muốn giảm các biến chứng bệnh cao huyết áp cần phát hiện sớm. Đồng thời, cần phải có phác đồ điều trị và cách sử dụng thuốc huyết áp hợp lý. Tùy cơ địa mỗi người sẽ có phương pháp điều trị khác nhau.

  • Các phương pháp chữa trị lúc chưa cần dùng đến thuốc: Giảm cân, ăn nhạt, giảm ăn chất béo, bỏ rượu bia, vận động,…
  • Dùng thuốc: Uống thuốc theo sự chỉ định của bác sỹ. Bạn nên uống thuốc đều, không nên tự thay đổi lượng thuốc hoặc ngưng thuốc khi thấy huyết áp đã xuống lại bình thường và nhớ trở lại tái khám đúng hẹn với bác sĩ.

Cách phòng bệnh cao huyết áp

Cách phòng bệnh cao huyết áp
Cách phòng bệnh cao huyết áp
  • Điều đầu tiên cần ghi nhớ để phòng ngừa bệnh tăng huyết áp chính là luôn duy trì cân nặng ở mức hợp lý. Những người béo phì thừa cân thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người có cân nặng bình thường. Trường hợp dư cân, bạn có thể thực hiện chế độ giảm cân khoa học bằng cách hạn chế tinh bột, đường, dầu mỡ và tăng cường rau xanh, trái cây cũng như uống đủ nước mỗi ngày.
  • Song song với việc bổ sung các thực phẩm giúp phòng ngừa tăng huyết áp thì bạn cũng cần lưu ý tránh những thực phẩm có thể gây tăng huyết áp như: muối, chất béo bão hoà, chất đường bột,…
  • Để phòng ngừa bệnh huyết áp, bạn cần lên kế hoạch duy trì luyện tập từ 30 – 60 phút/ngày và 5 ngày/tuần. Việc luyện tập còn giúp bạn tránh xa stress – một trong những nguyên nhân khiến huyết áp tăng cao. Các hình thức tập luyện tốt cho sức khoẻ mà bạn có thể chọn là đi bộ, bơi lội, các môn thể thao vừa sức,…
  • Tránh hút thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích.
  • Không thức khuya, đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm.
  • Duy trì lối sống lành mạnh, giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu hay căng thẳng thần kinh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 9 + 1 =