Tin tức mới

Sự đa dạng của các loài động vật sơ khai dưới đáy đại dương

Nhiều nhà khoa học đang nghiên cứu về những loài động vật sơ khai nhất trong tự nhiên. Chúng là các loài hải miên hay bọt biển sống dưới đáy đại dương, nơi mà con người khó tiếp cận nhất. Các sinh vật này có các tế bào chuyên hoá khác nhau nhưng lại không có cơ quan riêng biệt. Tuy được coi là động vật nhưng các sinh vật này lại thiếu hệ thần kinh và không thể hiện chuyển động dễ thấy. Sự đa dạng của chủng loài này luôn đòi hỏi sự tìm tòi, khám phá từ các nhà khoa học. Cùng tìm hiểu về loài động vật sơ khai bậc nhất Trái đất qua bài viết dưới đây của mypdrsite nhé.

Những thông tin thú vị về loài động vật sơ khai bậc nhất

Gồm các loài hải miên hay bọt biển, ngành Thân lỗ (Porifera) gồm những động vật sơ khai bậc nhất quả đất, với cơ thể có các tế bào chuyên hóa khác nhau nhưng không có cơ quan riêng biệt. Chúng săn các sinh vật nhỏ bằng cách lọc nước qua cơ thể. Hải miên là bọt biển là thành viên đầu tiên và đơn giản nhất của Metazoa trong dòng dõi động vật tổ tiên (Dawkins 2004). Trong một thời gian dài, chúng được viết tắt là “parazoa”.

Những thông tin thú vị về loài động vật sơ khai bậc nhất
Loài hải miên hay bọt biển là những động vật sơ khai bậc nhất quả đất

Ngày nay, phần còn lại của Metazoans được coi là thuộc về Eumetazoa. Một số nhà phân loại học phân tử nghĩ rằng có hai dòng bọt biển, một liên quan chặt chẽ hơn với các Metazoans phức tạp khác so với loại kia. Chúng có số lượng khoảng 5.000 loài được mô tả và sinh sống ở tất cả các vùng biển, nơi chúng xuất hiện gắn liền với các bề mặt từ khu vực ngập triều đến độ sâu 8.500 mét (29.000 feet) trở lên.

Các thành viên của một họ, Spongillidae, được tìm thấy trong nước ngọt. Tuy nhiên, 98 phần trăm của tất cả các loài bọt biển là biển. Bọt biển trưởng thành thiếu một hệ thống thần kinh và cơ bắp xác định và không thể hiện các chuyển động dễ thấy của các bộ phận cơ thể.

Những loài hải miên có kích thước nhỏ dưới đáy đại dương

Hải miên khoét đá vàng (Cliona celata) dài 50 cm, phân bố ở vùng biển châu Âu. Trông giống những cái bướu màu vàng. Nhưng thực ra cơ thể loài hải miên này là các sợi dài mọc xuyên qua vỏ cứng của các tảng đá vôi. Hải miên khoét đá đỏ (Cliona delitrix) dài 15-30 cm, phân bố ở vùng biển Caribbean. Loài này tiết axít để khoét vào san hô. Trên cơ thể chúng có nhiều lỗ thoát nước kích cỡ khá lớn.

Hải miên ruột bánh mì (Halichondria panicea) dài 30 cm, phân bố ở Đông Bắc Đại Tây Dương. Chúng thường kết vỏ cứng trên các bờ biển đá và vùng nước nông. Loài này có thể có màu xanh do tảo cộng sinh. Hải miên Spirastrella cunctatrix dài 1-2 cm, phân bố ở ven bờ Địa Trung Hải và Bắc Đại Tây Dương. Loài này kết vỏ cứng, phủ lên các tảng đá màu cam rực rỡ.

Hải miên sừng nai tấm (Axinella damicornis) dài 10 cm, phân bố ở Địa Trung Hải và một số vùng biển quanh Anh quốc. Chúng có màu vàng rực, hình thù giống sừng của loài nai sừng tấm.

Những loài hải miên có kích thước vừa và lớn

Những loài hải miên có kích thước vừa và lớn
Hải miên chum (Xestospongia testudinaria) có đường kính 2 mét

Hải miên giỏ hoa (Euplectella aspergillum) dài 35 cm. Sinh trưởng trong vùng biển nhiệt đới ở độ sâu dưới 150 mét. Nó có bộ xương ôxit silic mỏng manh. Là vật phẩm sưu tầm được ưa chuộng ở châu Âu thế kỷ 19. Hải miên ngón tay vàng (Callyspongia ramosa) dài 30-40 cm, phân bố ở vùng nhiệt đới của Thái Bình Dương. Các chất hóa học tạo nên màu vàng chiết xuất từ loài hải miên này được sử dụng trong ngành dược.

Hải miên thiên thanh (Callyspongia plicifera) dài 45 cm, thường gặp ở biển Caribbean. Chúng có dạng bình, màu xanh nhạt đến tía, bề mặt có nhiều chỗ lõm và gờ nổi. Hải miên bình hồng (Niphates digitalis) dài 30 cm, psinh trưởng ở rạn san hô Caribbean. Chúng có nhiều hình thù từ dạng ống đến bình. Hải quỳ nhỏ thưởng sinh trưởng trên bề mặt sần sùi của loài hải miên này.

Hải miên chum (Xestospongia testudinaria) có đường kính 2 mét, phân bố ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương. Phần bụng rỗng của loài hải miên này là nơi sinh sống của cá nhỏ và nhiều sinh vật biển khác. Chúng đủ lớn để chứa một người bên trong. Hải miên Aplysina archeri dài 0,8 – 2 mét, phân bố ở các rạn đá ngầm Caribbean. Loài hải miên dạng ống này thường nhẹ nhàng đu đưa theo dòng biển tại khu vực sinh sống.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 86 − = 79