Tin tức mới

Phát hiện các tàn tích ở Thônis-Heracleion – thành phố cổ đại bị nhấn chìm

Thônis-Heracleion là một trong những thành phố nổi tiếng và giàu có của Ai Cập. Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, thành phố này chỉ là một đống phế tích chìm sâu dưới lòng đại dương. Mặc dù vậy, sự tồn tại của thành phố này đã chứng minh được những giá trị lịch sử quan trọng của Ai Cập qua những vật dụng cổ được tìm thấy. Những khám phá của các nhà khảo cổ học khi lặn sâu dưới đáy biển như giỏ quả, mỏ neo, tiền vàng,… đã cho thấy một thời phát triển rực rỡ của thành phố cảng này.

Phát hiện giỏ quả tồn tại từ thế kỷ 4

Phát hiện giỏ quả trong thành phố Thônis-Heracleion
Phát hiện giỏ quả trong thành phố Thônis-Heracleion

Chiếc giỏ đựng hạt nho và quả cọ châu Phi được phát hiện ở tàn tích thành phố cổ Ai Cập có thể là đồ cúng tế trong tang lễ.

Các nhà khoa học phát hiện những giỏ quả tồn tại từ thế kỷ 4 trước Công nguyên trong lúc nghiên cứu Thônis-Heracleion, thành phố Ai Cập cổ nay đã chìm dưới biển, Smithsonian hôm 4/8 đưa tin. Giỏ quả nằm ở vịnh Abu Qir thuộc biển Địa Trung Hải, bên trong vẫn đựng đầy hạt nho và quả của cây cọ châu Phi – loại quả được người Ai Cập cổ đại coi là linh thiêng.

Nhà khảo cổ biển Franck Goddio nhận xét, các giỏ quả rất “đáng kinh ngạc”; và chưa từng bị động chạm suốt hơn 2.000 năm. “Không có thứ gì bị xáo trộn. Thật ấn tượng khi nhìn thấy chúng”, ông nói.

Goddio cùng đồng nghiệp tại Viện Khảo cổ Dưới nước châu Âu (IEASM) phối hợp với Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập để thực hiện chuyến nghiên cứu dưới biển. Nhóm chuyên gia đã khám phá thành phố cổ Thônis-Heracleion từ khi tái phát hiện nơi này vào năm 2001.

Khám phá những điều đặc biệt về giỏ quả cổ

Các giỏ quả được cất giữ trong một căn phòng dưới lòng đất; và có thể từng là đồ cúng tế trong tang lễ. Gần đó, các nhà khoa học cũng tìm thấy một gò chôn cất kích thước 60 m x 8 m; và hàng loạt vật dụng dùng trong tang lễ của Hy Lạp; nhiều khả năng do thương nhân và lính đánh thuê trong vùng để lại.

“Chúng tôi tìm thấy bằng chứng về vật liệu bị đốt cháy khắp nơi. Chắc hẳn ở đó từng diễn ra những buổi lễ lớn. Nhiều khả năng nơi này đã bị niêm phong hàng trăm năm vì chúng tôi không tìm thấy đồ vật nào xuất hiện muộn hơn đầu thế kỷ 4 trước Công nguyên, dù thành phố vẫn tiếp tục tồn tại vài trăm năm sau đó”, Goddio cho biết. Các vật khác được tìm thấy trên hoặc xung quanh gò chôn cất gồm đồ gốm, đồ tạo tác bằng đồng và những bức tượng nhỏ khắc họa thần Osiris của Ai Cập.

Một số thông tin về thành phố Thônis-Heracleion

Một số thông tin về thành phố Thônis-Heracleion
Thành phố Thônis-Heracleion

Thônis-Heracleion nằm ở cửa một nhánh phía tây của sông Nile; được thành lập vào khoảng thế kỷ 8 trước Công nguyên. Thành phố cảng này là bến đỗ bắt buộc với mọi tàu Hy Lạp muốn vào Ai Cập; cho đến khoảng năm 331 trước Công nguyên; khi Alexander Đại đế lập ra thành phố Alexandria ngay gần đó.

Từng là trung tâm thương mại hàng hải, Thônis-Heracleion chìm xuống Địa Trung Hải vào thế kỷ 8. Một số nhà sử học cho rằng nguyên nhân là mực nước biển dâng cao; và lớp trầm tích không ổn định đổ sụp. Số khác cho rằng động đất và sóng thần; khiến một vùng diện tích rộng 109 km2 của đồng bằng sông Nile sụp xuống biển. Sau đó vào năm 2001, nó được tìm thấy tại vịnh Abu Qir gần Alexandria; hiện là thành phố lớn thứ hai của Ai Cập.

Tại Thônis-Heracleion, các nhà khoa học đã tìm thấy hơn 700 mỏ neo, đồng tiền vàng, quả cân;  cùng hàng chục quan tài đá vôi nhỏ chứa xác ướp động vật. Tháng trước, họ cũng phát hiện xác tàu tồn tại từ thế kỷ 2 trước Công nguyên. Các chuyên gia hy vọng sẽ khai quật thêm nhiều hiện vật tại đây trong tương lai. Goddio ước tính, chỉ mới 3% thành phố cổ được khám phá trong 20 năm qua.

Theo Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập, khám phá này chứng minh sự hiện diện của các thương nhân Hy Lạp tại Thônis-Heracleion. Đồng thời cho thấy người Hy Lạp đã được phép định cư ở khu vực đó; vào cuối thời kỳ của Ai Cập cổ đại. “Họ xây những nơi thờ phượng của họ gần ngôi đền khổng lồ Amun. Chúng bị phá hủy đồng thời và tàn tích được tìm thấy nằm lẫn với những tàn tích của đền thờ Ai Cập”, Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập cho biết.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 6 = 4