Tin tức mới

Tất tần tật những điều cần biết về căn bệnh mạch vành

Bệnh mạch vành là căn bệnh xảy ra ở các động mạch nuôi tim, căn bệnh này rất phổ biến ở các nước phát triển và có xu hướng tăng mạnh ở các nước đang phát triển, đặc biệt là Việt Nam. Tại Hoa Kỳ, số bệnh nhân mắc bệnh mạch vành hàng năm ước tính là 13.200.000 (dân số 300 triệu người). Ở Châu Âu, tỷ lệ mắc bệnh tim mạch vành trong dân số ước tính là 3,5% – 4,1%. Ở Việt Nam, theo số liệu của Viện Tim mạch Quốc gia, tỷ lệ tử vong do bệnh mạch vành chiếm từ 11 % đến 36%. Căn bệnh này hiện đang là gánh nặng sức khỏe cộng đồng ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Hãy cùng mypdrsite.com tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh nguy hiểm này qua bài viết dưới đây nhé!

Nguyên nhân gây ra căn bệnh mạch vành là gì?

Nguyên nhân gây ra căn bệnh mạch vành
Nguyên nhân gây ra căn bệnh mạch vành

Nguyên nhân chủ yếu của bệnh mạch vành là xơ vữa động mạch – một tiến trình chậm chạp kéo dài với sự lắng đọng từ từ của các mảng bám vào mặt trong thành động mạch làm cho thành động mạch ngày càng dày lên, cứng lại và mất tính đàn hồi. Các mảng lắng đọng này có thành phần chủ yếu là mỡ cholesterol calcium và nhiều chất cặn khác trong máu của bạn.

Xơ vữa động mạch thường xảy ra ở người có nồng độ cholesterol máu cao. Tình trạng này có thể do di truyền nhưng cũng có thể sinh ra từ các thói quen sống không tốt cho sức khỏe như chế độ ăn quá nhiều mỡ,… Khi nồng độ cholesterol trong máu bạn cao, chúng sẽ liên tục lắng đọng lên thành động mạch. Tiến trình này khởi đầu từ khi bạn còn nhỏ và ngày càng nhiều hơn khi bạn trở nên lớn tuổi. Không chỉ có cholesterol tăng huyết áp và hút thuốc lá cũng làm tăng cao nguy cơ xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành Những người béo phì và ít hoạt động thể lực cũng có nguy cơ cao.

Một số chuyên gia còn cho rằng một vài vi khuẩn có lẽ đóng một vai trò nào đó trong quá trình làm hẹp lòng động mạch vành. Tuy nhiên cho đến hiện nay vấn đề này còn chưa được chứng minh rõ ràng rằng đây là nguyên nhân bệnh động mạch vành. Vữa xơ động mạch có thể xuất hiện không chỉ trong các động mạch vành của bạn mà còn trong những động mạch mang máu nuôi dưỡng não bộ hay tứ chi. Hẹp những động mạch cấp máu cho não làm tăng nguy cơ bị đột quỵ.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh mạch vành

Các chuyên gia đã xác định một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành. Và họ đã phân làm hai loại: loại điều chỉnh được và loại không điều chỉnh được. Những yếu tố nguy cơ này rất có thể là nguyên nhân bệnh mạch vành chúng ta ít để ý đến. Các yếu tố nguy cơ không điều chỉnh được của bệnh mạch vành bao gồm:

  • Phái nam: Nam thường có nhiều yếu tố nguy cơ hơn nữ trong các bệnh lý tim mạch. Tuy nhiên, nguy cơ bị bệnh tim của phái nữ cũng tăng lên nhiều sau mãn kinh.
  • Di truyền và chủng tộc: Nếu anh chị em ruột, cha mẹ ruột hay ông bà nội ngoại của bạn bị bệnh tim bạn cũng có nguy cơ cao bị bệnh này. Nồng độ cholesterol máu tăng huyết áp cũng là những bệnh lý có liên quan đến yếu tố gia đình.
  • Tuổi tác: Khoảng 4 trong 5 người tử vong vì bệnh mạch vành có tuổi từ 65 trở lên. Bệnh tim mạch thường diễn tiến qua hàng chục năm. Đồng thời các thành các động mạch ngày càng dày và cứng hơn theo tuổi tác.

Dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành

Dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành
Dấu hiệu nhận biết bệnh mạch vành

Triệu chứng bệnh mạch vành phổ biến nhất là đau thắt ngực hay đau vùng tim. Tình trạng này có thể được mô tả với các dấu hiệu sau:

  • Nặng nề vùng ngực
  • Cảm giác nén ép tim
  • Đau ran vùng ngực
  • Nóng rát
  • Tê vùng ngực
  • Đầy bụng
  • Cảm giác tim bị bóp chặt lại
  • Đau ngực âm ỉ.

Triệu chứng của bệnh mạch vành ở phụ nữ thường nhẹ hơn so với nam giới. Trong cơn đau ngực điển hình có thể kèm theo buồn nôn, đổ mồ hôi, mệt mỏi và khó thở. Các dấu hiệu khác có thể xảy ra với bệnh động mạch vành, bao gồm: Đánh trống ngực; khó thở; nhịp tim nhanh; mệt mỏi, chóng mặt; nôn và buồn nôn; đổ nhiều mồ hôi,…

Cách điều trị căn bệnh mạch vành

Điều trị các căn bệnh liên quan đến mạch vành bằng phương pháp nào phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Tất cả các phương pháp điều trị đều nhằm mục tiêu tăng cường cung cấp máu cho tim; giảm triệu chứng và kéo dài đời sống người bệnh, bao gồm:

  • Điều trị cơ bản trong tất cả các giai đoạn của bệnh là thay đổi lối sống và dùng thuốc.
  • Điều trị can thiệp gồm có đặt stent mạch vành và mổ bắc cầu mạch vành.

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành

Cách phòng ngừa bệnh mạch vành
Cách phòng ngừa bệnh mạch vành
  • Bỏ thuốc lá, hạn chế sử dụng rượu bia.
  • Ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt,… và giảm ăn mặn, thực phẩm nhiều dầu mỡ.
  • Luyện tập thể dục nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, ngồi thiền,… đều đặn 30 phút mỗi ngày.
  • Nếu thừa cân, béo phì thì bạn nên tham vấn ý kiến bác sĩ để giảm cân về số cân nặng lý tưởng.
  • Thư giãn, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng kéo dài.
  • Theo dõi và điều trị triệt để các bệnh lý tăng huyết áp, đái tháo đường, mỡ máu.
  • Tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Ngoài ra, người bệnh cần dự phòng tái phát bệnh.
  • Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở tim cũng như những căn nguyên tiềm ẩn gây bệnh tim mạch vành. Chẩn đoán sớm bệnh và chữa trị ngay từ đầu không chỉ tăng khả năng hồi phục; tránh bệnh tiến triển nặng mà còn tiết kiệm nhiều chi phí và thời gian điều trị.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 11 − 9 =