Tin tức mới

Hướng dẫn xử lý bong gân cổ chân khi đá bóng

Khi chúng ta vận động, chơi bóng đá, bóng rổ, chạy bộ,… thì chân là bộ phận dễ bị chấn thương nhất do va chạm mạnh, và hậu quả là thường bị bong gân cổ chân. Đối với những trường hợp chấn thương nặng, chúng ta cần nhờ đến sự can thiệp của các bác sĩ chuyên khoa. Nhưng nhiều trường hợp chấn thương nhẹ, bạn có thể tự xử lý. Trong bài viết này, mypdrsite.com sẽ chia sẻ với các bạn một số cách xử lý vết thương nhẹ do bong gân kịp thời để giảm sưng đau hiệu quả nhất.

Tổng quan về bong gân cổ chân

Tổng quan về bong gân cổ chân
Tổng quan về bong gân cổ chân

Chấn thương vùng cổ chân rất hay gặp khi đá bóng, thường gặp nhất là tình trạng cổ chân bị lật sang bên hay còn gọi là ”lật sơ mi”, khi đi khám thường được chẩn đoán là bong gân cổ chân. Khi mới bị chấn thương nếu được chữa đúng cách sẽ khỏi hoàn toàn một cách nhanh chóng, ngược lại sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như rất khó khăn để chữa dứt điểm về sau này.

  • Bong gân cổ chân nhẹ (Độ I): đau vừa, sưng tại chỗ, vẫn đi lại được. Thời gian lành hoàn toàn khoảng 4-6 tuần
  • Bong gân trung bình (Độ II): có thể nghe tiếng rách nhỏ khi bị chấn thương. Cổ chân sưng to và đau nhiều làm đi lại khó khăn. Vài ngày sau có thể có dấu bầm tím ngoài da. Bênh vẫn phục hồi nhưng lâu hơn, khoảng 4-8 tuần
  • Bong gân nặng (Độ III): dây chằng bị đứt hoàn toàn, toàn bộ cổ chân sưng và rất đau. Cổ chân bị “lỏng lẻo ” rất rõ và đi lại hết sức khó khăn và rất đau. Mức độ này cần được điều trị tích cực mới mong phục hồi hoàn toàn, có thể kéo dài tới 12 tuần. Xử trí ban đầu không đúng cách sẽ dẫn đến đau và lỏng cổ chân mãn tính, rất khó điều trị.

Những cách điều trị mà bạn không nên làm

– Xoa bóp dầu nóng: sưng thêm

– Kéo nắn: chảy máu thêm, rách thêm

– Bó thuốc bắc: nhiễm trùng da

– Đi lại chạy nhảy quá sớm: dây chằng không lành

– Chích thuốc vào tổn thương: lâu lành hơn

Cách chữa bong gân nhanh nhất nên làm

Sử dụng túi đá lạnh

Sử dụng túi đá lạnh
Sử dụng túi đá lạnh

Ngay khi bị chấn thương, nghỉ tập ngay. Sau đó dùng túi đá lạnh chườm lên chỗ đau trong 10 phút, 3-4 lần trong ngày, băng ép cổ chân lại và gác chân lên cao.

Sử dụng thuốc giảm đau

Nếu thấy cổ chân sưng đau nhiều (bong gân độ II hoặc III), cần đi khám bác sỹ chuyên khoa. Dùng thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc các loại vừa giảm đau vừa chống sưng nề. Chọc hút dịch (máu bầm) cổ chân.

Dùng bình xịt hơi lạnh

Nếu thường xuyên theo dõi các trận đá bóng trên truyền hình bạn có thể thấy: khi cầu thủ gặp chấn thương thì tổ y tế thường dùng bình xịt hơi, xịt vào vết thương. Đây chính là bình xịt hơi lạnh có tác dụng giảm đau nhanh và tiêu sưng hiệu quả. Bạn có thể dùng bình xịt để xử lý tương tự.

Nếu không có bình xịt các bạn có thể dùng đá lạnh, gói vào khăn để chườm vào vị trị bị bong gân, thời gian khoảng 10 phút. Và nên áp dùng mỗi ngày cho đến khi không còn đau nữa.

Hạn chế vận động

Khi gặp chấn thương nói chung và bong gân nói riêng bạn nên hạn chế vận động. Cố vận động chỉ khiến cho vết thương trầm trọng và lâu lành hơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha + 80 = 82