Tin tức mới

Bệnh trĩ: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và phòng tránh

Bệnh trĩ hay còn gọi là căn bệnh lòi dom, nó không chỉ mang đến cho người bệnh những cơn đau đớn mà còn ảnh hưởng đến công việc cũng như cuộc sống. Bệnh trĩ rất phổ biến và rất thường gặp ở độ tuổi sau 30, đặc biệt là dân văn phòng. Tuy phổ biến nhưng không phải ai cũng biết những kiến ​​thức cơ bản về căn bệnh này. Bởi vì đây là bệnh ở vùng nhạy cảm nên nhiều bệnh nhân ngại đi khám cho đến khi tình trạng bệnh nặng hoặc xảy ra biến chứng. Trong bài viết dưới đây, mypdrsite.com sẽ giới thiệu đến bạn đọc một số thông tin về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh và cách điều trị bệnh hiệu quả nhất, cùng tìm hiểu nhé!

Bệnh trĩ là gì?

Bệnh trĩ
Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là một bệnh liên quan tới tĩnh mạch hậu môn. Thông thường, máu được bơm từ tim sau khi chảy qua động mạch sẽ đến hậu môn để nuôi dưỡng mô cơ. Lượng máu này sau đó sẽ được bơm lại tĩnh mạch để đưa trở lại về tim, tạo thành một vòng tuần hoàn khép kín, liên tục. Khi quá trình này gặp phải tác động từ bên ngoài, bị cản trở dẫn đến lượng máu không thể quay trở lại tim, gây ra tình trạng ứ trệ, làm căng phồng tĩnh mạch. Lâu dần, các tĩnh mạch giãn ra, bị mỏng và dẫn đến các búi trĩ.

Những nguyên nhân gây ra căn bệnh trĩ

Một số nguyên nhân bệnh trĩ có thể kể đến như:

Do bị căng thẳng

Khi bị căng thẳng não sẽ sản sinh ra một chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể. Chất đó làm bạn thấy mệt mỏi, hệ tiêu hóa bị ức chế, co giãn cơ vùng hậu môn bị giảm, cũng là nguyên nhân bệnh trĩ.

Do ngại hoặc lười vận động

Khi ngại vận động, cơ thể trở nặng nề, không hoạt bát. Các cơ trên toàn bộ cơ thể không được massage làm lượng máu lưu thông chậm. Các cơ quan không được bơm đủ máu liên tục dẫn đến không có độ đàn hồi, cơ thắt hậu môn hoạt động kém suy yếu lâu dần sẽ gây ra bệnh trĩ.

Uống không đủ nước

Uống không đủ nước
Uống không đủ nước

80% cơ thể là nước. Nước có tác dụng giúp tuần hoàn máu tốt và giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mỗi người mỗi ngày cần cung cấp đủ cho cơ thể 2 lít nước. Không đủ nước cung cấp cho cơ thể không những gây ra các bệnh về da mà còn gây ra các căn bệnh về tiêu hóa sự co bóp của hậu môn yếu lâu dần hình thành nên bệnh trĩ.

Do mang thai và sinh con

Khi mang thai tử cung ngày càng phát triển, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ trọng lượng thai nhi rất lớn sẽ dồn sức nặng xuống vùng xương chậu, vùng hậu môn, các tĩnh mạch trĩ bị chèn ép quá lớn gây ra bệnh trĩ. Đến ngày sinh em bé, các bà mẹ phải dùng hết sức để đưa em bé ra ngoài làm cho các tĩnh mạch mao mạch,… ở vùng xương chậu, vùng hậu môn bị tác động một lực mạnh khiến bệnh trĩ phát triển nặng hơn.

Do thường xuyên làm việc nặng

Những người bị viêm phế quản mãn tính bị giãn phế quản bị ho nhiều. Người thường xuyên làm việc nặng gây áp lực từ vùng ổ bụng xuống vùng hậu môn khiến các tĩnh mạch trĩ suy yếu lâu dần là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ.

Do đứng lâu, ngồi nhiều

Do đứng lâu, ngồi nhiều
Do đứng lâu, ngồi nhiều

Do tính chất công việc, nhiều người phải thường xuyên đứng lâu, ngồi nhiều trong thời gian dài. Từ đó dẫn đến việc toàn bộ áp lực trong cơ thể dồn xuống vùng hậu môn trực tràng. Điều đó gây cản trở lưu thông máu ngược trở lại và gây tắc nghẽn. Nó khiến các tĩnh mạch trĩ sưng phồng quá mức, gây ra bệnh trĩ. Những đối tượng thường gặp phải có thể kể đến như lái xe, công nhân may mặc, công nhân điện tử, những người chơi game thường xuyên, nhân viên văn phòng, giáo viên,…

Các phương pháp điều trị bệnh trĩ

Hiện nay, có rất nhiều phương pháp được bác sĩ áp dụng trong việc điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội. Tuy nhiên, tùy vào mức độ và sức khỏe của người bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định phù hợp. Cụ thể:

  • Nếu bệnh nhân phát hiện và điều trị bệnh sớm, mức độ bệnh còn nhẹ thì có thể can thiệp bằng thuốc. Bao gồm thuốc uống và thuốc đặt. Chúng có tác dụng hỗ trợ cho bệnh nhân giảm cảm giác đau. Từ đó giúp kiểm soát sự phát triển của búi trĩ.
  • Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh cũng là phương pháp điều trị hiệu quả đối với những bệnh nhân đang trong giai đoạn đầu của bệnh. Thực đơn trong các bữa ăn nên hạn chế những thức ăn, đồ uống khó tiêu hoặc nhiều dầu mỡ. Vì chúng sẽ kích thích trực tràng, hậu môn. Ngoài ra, bạn cũng không nên sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…
  • Đối với những bệnh nhân nặng hơn hoặc thuốc và chế độ ăn uống không mang lại hiệu quả thì bác sĩ sẽ chỉ định cắt bỏ búi trĩ. Một số phương pháp cắt bỏ trĩ được sử dụng phổ biến là: chích xơ, khâu triệt mạch THD, Longo và thắt dây thun.

Cách phòng ngừa bệnh trĩ

  • Xây dựng chế độ ăn uống có nhiều chất xơ và giảm sử dụng thức ăn chứa nhiều dầu mỡ. Chẳng hạn như ăn nhiều rau, củ, quả, trái cây,… Vì những thực phẩm này có chứa nhiều chất xơ, giúp phân mềm và đi đại tiện dễ dàng.
  • Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít nước đối với người lớn).
  • Khi đi đại tiện khó khăn hoặc bị táo bón nên giữ trạng thái thoải mái. Tuyệt đối không nên cố gắng rặn mạnh. Vì khi rặn, các tĩnh mạch trực tràng và hậu môn bị kích thích. Từ đó, nó sẽ khiến búi trĩ bị phình to hoặc hậu môn bị chảy máu.
  • Không nên nhịn đi vệ sinh, nghĩa là khi mắc đại tiện thì hãy đi ngay lập tức.
  • Duy trì tập luyện thể dục để cơ thể khỏe mạnh. Điều này sẽ giúp giảm áp lực cho tĩnh mạch và ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón. Bệnh nhân có thể mắc táo bón không chỉ do thức ăn mà còn vì ngồi hoặc đứng quá lâu.
  • Hạn chế đi đại tiện quá lâu hoặc ngồi liên tục trong thời gian dài. Vì nó có thể làm cho tĩnh mạch của hậu môn chịu thêm nhiều áp lực.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha + 7 = 12