Tin tức mới

Lý giải của khoa học về thác Máu trên sông băng Nam Cực

Thác Máu trên sông băng tại Nam Cực là một hiện tượng thiên nhiên hiếm có của thế giới. Tuy nhiên bên cạnh đó, dòng thác mang sắc màu đỏ như máu này cũng khiến cho không ít người phải hoảng sợ bởi hình ảnh không thua kém bất cứ bộ phim kinh dị nào phát sóng trên truyền hình. Trên thực tế, thác Máu mang màu đỏ thẫm kỳ lạ tất nhiên không hề được tạo nên từ máu. Và trong thời gian vừa qua, một nghiên cứu được các nhà khoa học công bố cuối cùng cũng đã có thể giải thích được hiện tượng bí ẩn trong màu sắc của thác nước này. Cụ thể, những lý giải đó là gì? Mời các bạn hãy cùng mypdrsite.com tham khảo chi tiết câu trả lời trong bài viết ngày hôm nay nhé!

Sự kỳ lạ của thác Máu Taylor khiến các nhà khoa học đau đầu tìm câu trả lời

Ngọn thác đặc biệt nằm ở Nam Cực được đặt tên là thác Máu vì có màu đỏ ấn tượng
Ngọn thác đặc biệt nằm ở Nam Cực được đặt tên là thác Máu vì có màu đỏ ấn tượng

Ngọn thác đặc biệt nằm ở Nam Cực này được đặt tên là thác Máu vì có màu đỏ ấn tượng. Tuy nhiên đó không phải là dòng máu chảy ra từ một vết thương bí mật. Năm 1911, nhà thám hiểm người Úc tên Griffith Taylor phát hiện ra thác nước kỳ lạ này. Nơi đây đã nhanh chóng trở thành sự quan tâm lớn nhất của các nhà thám hiểm và khoa học lúc bấy giờ. Thác máu Nam Cực này có tên gọi làT aylor theo tên của người phát hiện ra nó.

Nguồn gốc của thác nước đỏ chảy xuống từ thung lũng song bang tại Nam Cực trở thành bí ẩn khiến các nhà khoa học đau đầu. Ban đầu, người ta nghĩ rằng dòng thác có màu đỏ là do tảo đỏ ở bên dưới. Vậy nhưng một nghiên cứu trên Journal of Glaciology đã phát hiện ra nguồn gốc thực sự không phải vậy.

Nhiều phát hiện mới về sự kỳ dị của thác Máu Taylor được công bố

Trong những năm gần đây cũng có thêm nhiều phát hiện mới về sự kỳ dị của thung lũng băng này. Nhà nghiên cứu Jessica Badgeley (thuộc trường Đại học Colorado) cùng nhà sông băng học Erin Pettit và cộng sự (thuộc trường Alaska Fairbanks) đã lý giải. “Dòng nước mặn đỏ màu máu là một hệ sinh thái của loài vi khuẩn cổ mắc kẹt hàng triệu năm dưới lòng đất. Không ánh sáng Mặt trời. Nhiệt độ chạm ngưỡng âm 05 độ C. Và độ mặn gấp 03 lần nước biển vẫn không giết nổi chúng. Chúng là những vi khuẩn tự dưỡng hiếm có trên Trái Đất”.

Lời giải thích của khoa học về hiện tượng màu đỏ trong thác Máu Taylor

Nước của thác Taylor có chứa sắt nên trông nó chẳng khác gì một dòng máu
Nước của thác Taylor có chứa sắt nên trông nó chẳng khác gì một dòng máu

Một nhóm các nhà khoa học trong đó có nhà thám hiểm Erin C Pettit đã sử dụng radar để quét các lớp băng đổ ra sông. Nằm trong thung lũng khô McMurdo của Nam Cực. Thác đổ ra từ sông băng Taylor. Và chất lỏng tiết ra từ các khe nứt trên bề mặt sông băng. Dòng chảy này gây khó hiểu. Vì nó có nhiệt độ trung bình -17 độ C. Đồng thời có rất ít băng tan trên bề mặt.

Hình ảnh bên dưới sông băng đã giải đáp bí ẩn. Nó hé lộ một mạng lưới vô cùng phức tạp bên dưới sông băng và hồ băng. Tất cả chúng đều chứa đầy nước muối có hàm lượng sắt cao khiến thác có màu đỏ. Theo nghiên cứu, chính thành phần chứa muối khiến ngọn thác chảy thành dòng chứ không đóng băng. “Nước muối vẫn ở dạng lỏng bên dưới lớp băng và trong băng nhờ nhiệt độ ngầm của quá trình đóng băng cùng hàm lượng muối cao”. Nghiên cứu giải thích.

Hồ bên dưới sông băng mặn bất thường. Vì nước mặn có điểm đóng băng thấp hơn nước tinh khiết và tỏa nhiệt khi đóng băng. Vậy nên nó đã làm tan chảy băng. Từ đó tạo điều kiện cho các dòng sông chảy qua. Điều này nghĩa là sông băng có thể hỗ trợ cho nước chảy. Và đây cũng là sông băng lạnh nhất trên Trái đất có nước chảy liên tục. Nhưng do nước này có chứa sắt. Thế nên trông nó chẳng khác gì một dòng máu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 46 − = 44