Tin tức mới

Phát hiện ra 461 vật thể xuyên sao Hải Vương hoàn toàn mới

Các vùng bên ngoài của hệ mặt trời tạo thành một nơi kỳ lạ và bí ẩn. Bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương nơi rất lạnh và tối, một đám vật thể băng giá gọi là vành đai Kuiper quay quanh Mặt trời. Nó được đánh giá là ít nhiều không thay đổi kể từ khi hệ mặt trời ra đời. Bởi vì nó quá tối và ở rất xa, các vật thể rất nhỏ, nên các nhà thiên văn học rất khó để phân biệt chính xác những gì diễn ra ở ngoài đó. Mới đây các nhà khoa học đã phát hiện ra 817 vật thể xuyên sao Hải Vương. Bài viết này của chúng tôi sẽ đề cập chi tiết đến phát hiện quan trong này.

Nhóm nghiên cứu phát hiện 461 vật thể mới

Nhóm nghiên cứu từ chương trình Khảo sát Năng lượng tối (DES), từ nhiều viện, trường, đơn vị nghiên cứu thiên văn trên toàn thế giới cho biết phát hiện mới là một sự thay đổi đáng kể đối với hiểu biết về các vật thể xuyên sao Hải Vương (TNO) trong Hệ Mặt trời. Họ tìm ra 817 vật thể xuyên sao Hải Vương, trong đó có 461 vật thể chưa từng biết vừa được xác định nhờ dữ liệu từ chương trình Khảo sát Năng lượng tối.

Nhóm nghiên cứu phát hiện 461 vật thể mới
Nhóm nghiên cứu phát hiện 461 vật thể mới xuyên sao Hải Vương

Theo Science Alert, các vật thể này nắm giữ dấu vết về động lực học sơ khai của Hệ Mặt trời. Nhiều thành viên trong gia đình TNO thậm chí thực sự là tàn tích của Hệ Mặt trời sơ khai, nắm giữ bí mật về các khối xây dựng hành tinh, và có thể là cả các khối xây dựng sự sống Trái đất và các hành tinh lân cận (nhiều nghiên cứu cho rằng một số hành tinh như Sao Hỏa, Sao Kim từng có sự sống).

Dấu vết về động lực học sơ khai của Hệ Mặt trời bao gồm sự chuyển động của các hành tinh khổng lồ trên đường vào quỹ đạo của chúng, ví dụ như Sao Mộc. Với lực hấp dẫn cực kỳ lớn, Sao Mộc sẽ khiến nhiều vật thể dạng này chuyển động theo.

TNO giữ được dấu vết về động lực học

Một số vật thể xuyên sao Hải Vương còn tiết lộ các manh mối về một thứ gì đó. Tuy vô hình nhưng rất khổng lồ. Nó đang xô lệch chúng ở vùng không gian rất xa bên ngoài hành tinh thứ 8 này. Đó có thể chính là hành tinh thứ 9. Vùng không gian này thật hấp dẫn. Với rất ít hoạt động làm nhiễu loạn quỹ đạo của chúng, các nhà thiên văn học tin rằng các TNO vẫn giữ được dấu vết về động lực học của hệ mặt trời sơ khai.

TNO giữ được dấu vết về động lực học
TNO giữ được thông tin về các vật thể mới

Năm ngoái, các nhà thiên văn học đã phân tích những dữ liệu đó để tìm ra hơn 100 hành tinh nhỏ mới. Một danh mục bao gồm mọi thứ về cơ bản không phải là sao chổi hay hành tinh. Công việc mới do cùng một nhóm tiến hành. Họ sử dụng một đường ống phát hiện cải tiến. Họ đã bổ sung thêm 461 vật thể. Các nhà nghiên cứu cũng chạy mô phỏng phát hiện TNO. Họ muốn so sánh với kết quả của họ. Họ xem liệu kỹ thuật của họ có chính xác hay không.

Trong danh mục mới, có 9 TNO là dạng TNO “cực đoan”. Tức là nó rất xa Mặt trời, trú ngụ ở nơi có thể tồn tại hành tinh thứ 9. Bốn trong số chúng có khoảng cách với Mặt trời lên tới 230 đơn vị thiên văn (AU). Tức là gấp 230 lần khoảng cách giữa Mặt trời và Trái đất. Nghiên cứu vừa công bố trực tuyến trên arXiv.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 47 − 46 =