Tin tức mới

Thông tin dinh dưỡng của cua biển và cách sơ chế cua biển không bị tanh

Trong các loại hải sản, cua biển được mệnh danh là vàng của biển cả. Mỗi món ăn chế biến từ cua không chỉ mang đến hương vị thơm ngon đặc biệt riêng mà thịt cua còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, tốt cho sức khỏe mọi người. Tuy nhiên, cua biển có đặc điểm là khỏe và dữ nên việc làm sạch và sơ chế cua không hề đơn giản. Nếu không cẩn thận, bạn rất dễ khiến cua bị rụng hết chân, càng, khi chế biến có mùi tanh khó chịu. Đây là nguyên nhân chính khiến món cua không giữ được hương vị như mong muốn. Học cách sơ chế cua biển đơn giản giúp hạn chế điều đó.

Hãy cùng chúng tôi học cách sơ chế cua biển đơn giản trong bài viết dưới đây nhé. Bạn sẽ dễ dàng có được món cua biển ngon tại nhà mà không tốn nhiều thời gian.

Thông tin dinh dưỡng của cua biển

Cua biển có vị mặn vừa phải với một chút ngọt nhẹ của khoáng chất. Cua mang lại tất cả sự hấp dẫn của hải sản mà không có dư vị tanh. Ngày nay, cua được tiêu thụ rất lớn trên thị trường bởi một phần nhu cầu sống của người dân tăng cao, một phần đến từ giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của loại hải sản này.

Thịt cua có chứa nhiều chất dinh dưỡng tương tự như các loại hải sản phổ biến khác nhưng lại có hàm lượng thủy ngân thấp hơn so với marlin, cá kiếm, cá mú và cá ngừ.

Thông tin dinh dưỡng của cua biển
Thông tin dinh dưỡng của cua biển

Cách sơ chế cua biển không bị tanh

Sơ chế cua biển tại nhà sẽ giúp cua sạch hơn và không bị tanh khi chế biến mà còn đảm bảo được vệ sinh hơn khi bạn chế biến cho gia đình.

Vậy các bạn hãy nhanh tay cùng chúng tôi vào bếp và cùng học cách sơ chế cua biển sạch qua bài viết sau nhé!

Bước 1 – Chọc tiết cua

  • Giữ nguyên dây buộc và tiến hành chọc tiết cua trước.
  • Lật cua lên, lật yếm dưới bụng và dùng dao đâm thẳng vào hõm dưới bụng cua cho đến khi thấy chân và càng duỗi thẳng là được.

Bước 2 – Dùng bàn chải và chà rửa cua kỹ dưới vòi nước

  • Tháo dây buộc cua và làm sạch nó kỹ hơn.
  • Bạn nên sử dụng một chiếc bàn chải. Và chà rửa cua kỹ càng dưới vòi nước đang chảy.
  • Đặc biệt, phải chú ý đến những vị trí có nhiều rong rêu bám trên mình cua như: 2 bên hông, càng, chân,…

Bước 3 -Tách lấy phần yếm, lông nằm bên trong yếm và phổi cua

  • Tách lấy phần yếm; lông nằm bên trong yếm và phổi cua đem bỏ trước khi chế biến thành món ăn bạn thích.
  • Nếu bạn làm cua hấp thì tách mai ra khỏi thân trước khi làm.
  • Còn luộc hay nướng thì cứ để nguyên con.

Lưu ý khi sơ chế cua biển

Lưu ý khi sơ chế thịt cua biển
Lưu ý khi sơ chế cua biển
  • Giống như hầu hết các động vật có vỏ; cua chết thường sẽ bị phân hủy nhanh chóng. Và gây ra mùi khó chịu nên hãy nhớ lựa chọn thật kỹ để mua được cua còn tươi, sống.
  • Trong trường hợp mua cua đông lạnh thì hãy tìm những cửa hàng uy tín. Và chắc chắn được bảo quản một cách tốt nhất.
  • Bạn không nên cho cua vào trong nước ngay khi mua về. Điều này sẽ khiến chúng dễ chết do bị “sốc nhiệt”. Nếu cua chết trươc khi chế biến sẽ ảnh hưởng khá nghiêm trọng đến phần thịt cua. Và chất lượng của thành phẩm sau khi chế biến.
  • Sau khi đem cua từ nơi bán về nhà, bạn nên để cua ở những nơi thoáng mát, có thể dễ dàng rưới nước để cua không bị “chết khô” do thiếu nước.
  • Tuyệt đối không được cắt bỏ dây buộc cua khi cua còn sống. Cua biển có kích thước khá lớn và rất hung hăng. Nếu chúng được “tự do” khi còn sống sẽ khiến bạn khó thao tác và rất dễ bị thương.
  • Tốt nhất, bạn nên dùng vật nhọn để đâm vào phần yếm cua (hủy tủy) để cua không cử động rồi mới tháo bỏ phần dây. Bạn cũng có thể cho cua (còn buộc dây) vào nước đá để chúng tê các chi đi rồi mới tiến hành sơ chế.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 52 + = 55