Tin tức mới

Bệnh viêm tai giữa và những điều mà bạn nên biết

Tình trạng ô nhiễm môi trường gia tăng kéo theo các bệnh lý về tai mũi họng, trong đó có căn bệnh viêm tai giữa. Viêm tai giữa hay còn gọi là nhiễm trùng tai giữa là bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em và trẻ từ 1 đến 2 tuổi là đối tượng dễ bị nhiễm trùng nhất. Căn bệnh này thường xuất hiện vào mùa mưa, đặc biệt là khi thời tiết thay đổi nhiều. Do chủ quan và không điều trị kịp thời nên nhiều trường hợp viêm tai giữa dẫn đến điếc tai, biến chứng viêm màng não mủ hoặc tử vong do xuất huyết não. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho đọc giả cái nhìn tổng quan nhất về căn bệnh này và giúp bạn có cách phòng ngừa cũng như điều trị tốt nhất, cùng mypdrsite.com tìm hiểu nhé!

Bệnh viêm tai giữa là bệnh gì?

Bệnh viêm tai giữa
Bệnh viêm tai giữa

Viêm tai giữa là một nhiễm trùng hay viêm của vùng tai giữa. Sự viêm nhiễm này thường khởi đầu khi tình trạng nhiễm trùng gây ra viêm họng, cảm lạnh hoặc các vấn đề về hô hấp và hít thở khác lan rộng đến tai giữa. Chúng có thể do nhiễm virus hay vi khuẩn 75% trẻ em từng trải qua ít nhất một lần bị viêm tai giữa trước khi được 3 tuổi. Viêm tai giữa gây ra tình trạng bội nhiễm tạo dịch mủ trong tai giữa, sau đó có thể làm thủng màng nhĩ chảy mủ ra ngoài tai hoặc tích tụ chất dịch trong vùng tai giữa gây đau tai và giảm một phần khả năng nghe.

Vì sao bạn lại bị viêm tai giữa?

Bệnh viêm tai giữa thường bắt đầu từ một cơn cảm. Sau đó nó sẽ khiến cho phần tai giữa bị sưng lên, nước nhầy tụ lại sau màng nhĩ. Viêm tai giữa cũng có thể do phần ống thông giữa và mũi (eustachian tubes) bị sưng và nghẹt. Ống thông này có nhiệm vụ làm áp suất phía trong và phía ngoài tai cân bằng nhau. Ở trẻ em, ống thường ngắn và hẹp. Nó khiến nước nhầy tiết ra dễ bị giữ lại nơi tai giữa khi ống này bị sưng và nghẹt do bệnh cảm.

Ngoài ra, cục “thịt dư” ngay phía trên họng, sau mũi, cũng có thể ảnh hưởng đến chuyện viêm tai. Cục “thịt dư” này bình thường có nhiệm vụ sản xuất bạch huyết cầu để chống nhiễm trùng. Nhưng đôi khi chính chúng cũng bị nhiễm trùng và sưng to lên làm nghẽn ống thông tai. Nhiễm trùng cục “thịt dư” này cũng có thể lan ra ống thông. Sau cùng, hệ thống miễn nhiễm của trẻ em còn yếu. Do đó, các em dễ bị mắc bệnh hơn người lớn, nhất là bệnh cảm và viêm tai giữa.

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa
Triệu chứng của bệnh viêm tai giữa

Các triệu chứng của viêm tai giữa bao gồm:

  • Người bệnh cảm thấy ngứa và đau nhức ở tai.
  • Chảy nước ở tai, khả năng nghe giảm.
  • Ù tai, chóng mặt, sưng sau tai.
  • Chán ăn, khó ngủ.

Những yếu tố khiến trẻ mắc bệnh:

  • Tuổi: Trẻ em từ 6 – 18 tháng dễ bị bệnh nhất. Trẻ từ 4 tháng tuổi cũng dễ mắc bệnh.
  • Nhà giữ trẻ: Trẻ em nơi các nhà giữ trẻ dễ bị nhiễm trùng hơn các em ở nhà.
  • Không khí thở không trong sạch: Trẻ em ở nơi có khói thuốc lá hay nơi không khí ô nhiễm dễ bị bệnh.
  • Tiền sử gia đình: Nếu trong gia đình có người dễ bị nhiễm trùng tai các em cũng dễ bị hơn.
  • Dòng giống: Người da đỏ và người Eskimo từ Alaska hay Canada dễ bị viêm tai hơn người da trắng.
  • Cách nằm bú: Các em bé nằm bú dễ bị viêm tai hơn các em được đỡ cho đầu cao lên trong khi bú.
  • Theo mùa: Các em dễ bị viêm tai vào mùa thu và mùa đông hơn.

Cách điều trị viêm tai giữa

Các biện pháp điều trị viêm tai giữa là nhằm hồi phục thính lực, ngăn chặn để bệnh không tái lại nhiều lần lần hoặc tiến triển sang thể mạn tính, không có khả năng hồi phục như viêm tai dính, xơ nhĩ, xẹp màng nhĩ. Có hai phương pháp điều trị thường được áp dụng là điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa.

  • Đối với điều trị nội khoa: Các loại thuốc thường được dùng gồm thuốc kháng sinh, thuốc kháng histamin, thuốc chống phù nề, thuốc nhỏ mũi, corticoid, bơm hơi vòi nhĩ (giúp cải thiện thính lực ngay nhưng chỉ trong thời gian ngắn, không quá 1 giờ, sử dụng thường xuyên, có thể gây chấn thương loa vòi và gây nhiễm trùng ngược dòng).
  • Đối với điều trị ngoại khoa: Đối với bệnh nhân không còn tiếp nhận với phương pháp điều trị nội khoa, lúc này bác sĩ sẽ cân nhắc để người bệnh được tiến hành nạo VA, cắt amidan khi có viêm amidan và viêm mũi họng tái phát nhiều lần trong năm; hoặc đặt ống thông khí. Đây là những giải pháp điều trị viêm tai giữa hiệu quả nhất hiện nay.

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa

Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa
Cách phòng ngừa bệnh viêm tai giữa

Để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh, chúng ta cần nắm được một số biện pháp để bảo vệ bản thân mình và trẻ em. Đầu tiên, bạn hãy rèn luyện cho mình và em bé thói quen rửa tay sạch sẽ. Hãy rửa tay trước khi ăn uống, sau khi đi vệ sinh. Khi vệ sinh tai, tốt nhất là bạn hãy sử dụng dụng cụ mềm. Đồng thời, thao tác cũng phải nhẹ nhàng để tai không bị tổn thương. Nếu như bạn bị các bệnh liên quan đến tai mũi họng hoặc đường hô hấp thì nên đi khám và điều trị dứt điểm. Như vậy, vi khuẩn và nấm sẽ không có cơ hội tấn công. Và cũng sẽ không gây bệnh viêm tai giữa cho con người.

Có thể nói viêm tai giữa sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng nghe của con người. Đặc biệt là khi bạn không điều trị bệnh dứt điểm. Vì thế, khi có bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh, chúng ta cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để được chăm sóc và chữa trị. Mỗi chúng ta hãy tự biết gìn giữ và chăm sóc sức khỏe cho bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 9 + 1 =