Tin tức mới

Giải mã bí ẩn về những bức tượng Ai Cập thường bị mất mũi

Ai Cập luôn thu hút với những bức tượng điêu khắc cổ đại về các Pharaon hay các nhân vật tôn giáo, hay có thể là giới giàu có qua các thời đại khác nhau. Theo thời gian những bức tượng xa xưa vẫn luôn giữ được nét văn hóa điêu khắc của nền văn minh này. Tuy vậy việc tồn tại qua nhiều thế kỷ không khỏi khiến những bức tượng bị tàn phá theo thời gian nhưng điểm chung kỳ lạ là đa số chúng thường bị mất mũi. Các chuyên gia và nhiều nhà nghiên cứu đã đi tìm lời giải đáp cho vấn đề này và họ thấy rằng đây là sự phá hoại có chủ ý. Vậy rốt cuộc ai đã phá hủy chúng? Hãy cùng chúng tôi giải mã bí ẩn này qua bài viết dưới đây nhé!

Mũi của các bức tượng thường bị gãy là do sự phá hoại có chủ ý

Những ai từng tìm hiểu các bộ sưu tập nghệ thuật Ai Cập có lẽ đều nhận thấy có một điều kì lạ đó là mũi của các bức tượng thường bị gãy. Nhiều du khách đến các viện bảo tàng trưng bày các hiện vật Ai Cập có thể cho rằng một số tác phẩm điêu khắc được trưng bày đã bị hư hại trong nhiều năm, nhưng sự thật có thể gây bất ngờ.

Theo Edward Bleiberg, người phụ trách các phòng trưng bày nghệ thuật Ai Cập của Bảo tàng Brooklyn (Mỹ). Có một kiểu phá hủy có chủ ý phổ biến do một loạt các lý do phức tạp.

Nghiên cứu của Bleiberg về vấn đề này đã được đưa vào một cuộc triển lãm vào năm 2020. Khi các bức tượng và phù điêu có niên đại từ thế kỷ 25 trước Công nguyên bị hư hại. Đến thế kỷ 1 sau Công Nguyên được ghép nối với các bản sao nguyên vẹn. “Sự nhất quán của các mẫu nơi có sự hư hại trong tác phẩm điêu khắc cho thấy nó có mục đích”, Bleiberg cho biết.

Mũi của các bức tượng thường bị gãy là do sự phá hoại có chủ ý
Mũi của các bức tượng thường bị gãy là do sự phá hoại có chủ ý

Lý do khiến các bức tượng Ai Cập bị phá hoại

Theo các chuyên gia; đồ tạo tác của Ai Cập được gắn liền với các chức năng chính trị và tôn giáo. Chính nền văn hóa biểu tượng đã dẫn đến những sự hư hại có chủ đích. Mọi thứ, từ các cuộc xâm lược của các thế lực bên ngoài đến các cuộc tranh giành quyền lực giữa các nhà cai trị từng triều đại đều để lại những vết sẹo không thể xóa nhòa trên di sản văn hóa hình ảnh của một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên thế giới.

Việc nhận biết “các mẫu” giúp các chuyên gia phân biệt sự khác biệt giữa thiệt hại do ngẫu nhiên và sự phá hoại có chủ ý. Người Ai Cập cổ đại gán sức mạnh quan trọng cho hình ảnh của hình dạng con người. Họ tin rằng linh hồn của một con người đã qua đời có thể cư ngụ trong một bức tượng của người cụ thể đó. Do đó, các chiến dịch phá hoại được cho nhằm “hủy kích hoạt sức mạnh của hình ảnh”.

Theo Edward Bleiberg; những bức tượng và phù điêu là “điểm gặp gỡ giữa thế giới siêu nhiên và thế giới hiện thực”. Những hành động cố ý về biểu tượng. Hay “phá vỡ hình ảnh” ở Ai Cập cổ đại đã được thực hiện bởi một số người kế vị pharaon.

Bleiberg giải thích: “Phần cơ thể bị hư hại không còn hoạt động được nữa. Linh hồn của một bức tượng được coi là không thể thở nếu không có mũi. Do đó kẻ phá hoại sẽ “giết chết” nó một cách hiệu quả”. Nếu tai bị đập vỡ, nó sẽ “không thể nghe thấy lời cầu nguyện”.

Người Ai Cập cổ đại đã rất nỗ lực để bảo vệ các tác phẩm điêu khắc của mình

Người Ai Cập cổ đại đã rất nỗ lực để bảo vệ các tác phẩm điêu khắc của mình
Người Ai Cập cổ đại đã rất nỗ lực để bảo vệ các tác phẩm điêu khắc của mình

Có ý kiến cho rằng, bằng cách làm xấu các bức tượng. Những người cai trị đã tìm cách “viết lại” lịch sử để có lợi cho họ. Đây là lý do tại sao người Ai Cập cổ đại đã rất nỗ lực để bảo vệ các tác phẩm điêu khắc của mình. Đồng thời đặt chúng trong các hốc trong lăng mộ hoặc đền thờ. Chúng sẽ được bảo vệ ở ba phía.

Khi đánh giá dựa trên mức độ chính xác mục tiêu của việc phá hủy. Những cá nhân được đào tạo khéo léo đã được thuê cho mục đích này. Tuy nhiên, theo thời gian, với sự phát triển của nền văn hóa. Người Ai Cập đã loại bỏ nỗi sợ hãi của họ đối với những đồ vật nghi lễ cổ xưa này. Đến nỗi, những bức tượng đá thường xuyên được đẽo gọt để dùng xây dựng trong các công trình.

Trên thực tế việc “cắt mũi” tượng thì không chỉ tồn tại ở Ai Cập. Trong lịch sử của Hy Lạp, La Mã và đế chế Ba Tư cũng có hành động tương tự. Theo Mark Bradley, chuyên gia sử học tại ĐH Nottingham (Anh Quốc); việc “đập mũi” trong văn hóa các quốc gia này không mang nghĩa “giết tượng” như người Ai Cập. Mà là để biểu thị cho hình phạt “cắt mũi” thực sự mà họ áp dụng lên tội nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 15 − = 14