Tin tức mới

Điểm danh 10 loài vịt hoang dã cực đẹp có mặt tại Việt Nam

Người Việt Nam không còn xa lạ với các loài thuộc họ Vịt. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết rõ các loài vịt sống trong tự nhiên nước ta. Vịt hoang dã không chỉ đa dạng về loài mà còn về hình dáng và bộ lông của chúng nữa. Đa số các loài vịt ngoài tự nhiên có bộ lông tinh tế và đẹp mắt hơn so với loài vịt nuôi thông thường. Mặc dù vậy, chúng vẫn có các đặc điểm của họ Vịt – Anatidae, như có màng ở chân, chuyên kiếm ăn trên mặt nước. Cùng mypdrsite điểm qua danh sách các loài vịt hoang dã độc đáo được ghi nhận ở Việt Nam nhé.

Những loài vịt hoang dã phổ biến tại nhiều nơi ở Việt Nam

Chim le nâu (Dendrocygna javanica) dài 38-41 cm, là loài định cư tương đối phổ biến, phân bố tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ, dễ gặp tại VQG Cát Tiên, Tràm Chim, U Minh Thượng, Phú Quốc. Sinh cảnh của loài vịt hoang dã này là các vùng đầm lầy, hồ và các vùng đất ngập nước khác, thỉnh thoảng gặp ở rừng ngập mặn. Chúng thường đi theo đàn lớn.

Chim mồng két mày trắng (Spatula querquedula) dài 36-41 cm. Là loài trú đông phổ biến, được ghi nhận trong cả nước trừ Tây Bắc. Như: VQG Xuân Thủy, Đất Mũi, Phú Quốc. Loài chim này sống ở các hồ lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước. Đặc điểm con trống: đầu nâu, viền mắt trắng và rộng, lưng xám nhạt. Con mái có viền mắt tối hơn được chia làm hai bởi một viên nâu nhỏ, cổ họng trắng, thân nâu xám.

Những loài vịt hoang dã phổ biến tại nhiều nơi ở Việt Nam
Chim mồng két mày trắng (Spatula querquedula) dài 36-41 cm

Vịt trời (Anas poecilorhyncha) dài 55-63 cm, là loài định cư tương đối phổ biến tại Đông Bắc. Như: VQG Xuân Thủy, khu BTTN Thái Thụy, Tiền Hải, Nghĩa Hưng, Trung Bộ và Nam Bộ. Sinh cảnh của vịt trời là các vùng đầm lầy, hồ, sông lớn, đồng cỏ ngập nước. Đặc điểm: lông đuôi nâu đen có ánh và viền nâu nhạt. Lông bao cánh nhỏ và nhỡ xám. Lông  bao cánh lớn xám chì với một dải vằn gần cuối lông trắng và một vằn đen ở mút.

Những loài vịt hoang dã không phổ biến tại Việt Nam

Vịt mốc (Anas acuta) dài 51-56 cm. Là loài trú đông không phổ biến đến tương đối phổ biến tại Đông Bắc, Bắc, Bắc Trung Bộ và Nam Bộ. Như: VQG XUân Thủy, Đất Mũi, các khu BTTN Nghĩa Hưng, Tiền Hải, Thái Thụy. Loài này sống ở hồ, sông lớn, đầm lầy, các vùng đất ngập nước.

Vịt mỏ thìa (Spatula clypeata) dài 43-52 cm, là loài trú đông không phổ biến tại Đông Bắc. Lang thang qua Trung Trung Bộ và Nam Bộ (VQG Xuân Thủy, khu BTTN Thái Thụy). Sinh cảnh của chúng là hồ, các sông lớn, đầm lầy và các vùng đất ngập nước khác nhau.

Vịt đầu vàng (Mareca penelope) dài 45-51 cm, là loài di cư trú đông hiếm đến không phổ biến tại Đông Bắc (VQG Xuân Thủy, các khu BTTN Vân Long, Thái Thụy). Lang thang qua Trung Trung Bộ và Nam Bộ. Loài vịt này sống ở các hô, sông lớn, các vùng đất ngập nước.

Vịt mào (Aythya fuligula) dài 40-47 cm, là loài trú đông hiếm đến tương đối hiếm tại Đông Bắc. Lang thang qua Trung Trung Bộ. Loài vịt này sống ở các sông, hồ lớn. Những loài vịt này sống thành bầy, chủ yếu tại các vùng nước ngọt ven cửa sông. Chúng bay khỏe,các cánh rộng và tù đòi hỏi những cú đập cánh nhanh hơn so với ở nhiều loài vịt khác và chúng hơi khó bay lên. Các loài ở phía bắc có xu hướng di trú còn các loài ở phía nam thì không di trú.

Những loài vịt hoang dã sắp bị đe dọa và cần bảo tồn tại Việt Nam

Những loài vịt hoang dã sắp bị đe dọa và cần bảo tồn tại Việt Nam
Vịt lưỡi liềm (Mareca falcata) dài 48-54 cm, là loài trú đông hiếm

Vịt lưỡi liềm (Mareca falcata) dài 48-54 cm, là loài trú đông hiếm đến không phổ biến. Phân bố tại Đông Bắc, Trung Trung Bộ (VQG XUân Thủy), khu BTTN Thái Thụy). Sinh cảnh của loài này là hồ và khu vùng đầm lầy ở vùng đất thấp. Tình trạng bảo tồn: sắp bị đe dọa. Đặc điểm: đầu xanh đen đậm với đỉnh đầu và hai bên má tím, phần lớn cơ thể xám nhạt. Cổ họng trắng, mảng đen lớn nằm sau mảng trắng phía dưới đuôi. Khi bay phần trên cánh xám nhạt tương phản với xanh đen ở cánh thứ cấp.

Chim uyên ương (Aix galericulata) dài 41-19, là loài trú đông hiếm tại Đông Bắc. Lang thang qua Tây Bắc (có thể quan sát tại VQG Ba Bể). Loài vịt có bộ lông ấn tượng này ưa thích các ao hồ nước ngọt. Loài chim này được nhiều người đánh giá là một trong những loài thủy cầm đẹp nhất hiện nay trên trái đất.

Chim le khoang cổ (Nettapus coromadelianus) dài 33-38 cm, là loài định cư không phổ biến. Phân bố tại Đông Bắc, Trung, Nam Trung Bộ và Nam Bộ (VQG U Minh Thượng, khu BTTN Văn Lung). Chúng sống ở các vùng đầm lầy, hồ và các sinh cảnh đất ngập nước khác. Là loài Nguy cấp trong Sách Đỏ Việt Nam.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 8 + 1 =