Tin tức mới

Công nghệ trí tuệ nhân tạo giúp dự đoán lượng băng tan

Có lẽ chúng ta cũng đã biết do những tác động tiêu cực của con người đến môi trường khiến cho nhiệt độ của trái đất mỗi năm đều tăng và đã vô tình làm băng tan ở Bắc Cực, điều này ảnh hưởng rất lớn đến các loài sinh vật sống gần biển, làm chúng mất chỗ ở và đối diện với cái chế, băng tan cũng khiến lượng nước biển dâng lên, nhấn chìm một vài vùng đất nơi con người đang ở. Mới đây, công nghệ trí tuệ nhân tạo AI đã được ứng dụng trong việc dự đoán lượng băng tan trước vài tháng giúp chính phủ các nước có những biện pháp xử lý kịp thời, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé.

Hiện trạng băng tan ở Bắc Cực

Hiện trạng băng tan ở Bắc Cực
Hiện trạng băng tan ở Bắc Cực

Một cuộc khảo sát mới cho thấy tình trạng tan băng tại Bắc Cực. Khiến cứ mỗi giây lại có tới 14.000 tấn nước tại đây đổ ra các đại dương. Các nhà khoa học ở Mỹ, Chile, Canada, Na Uy và Hà Lan. Họ đã góp phần nỗ lực vào nghiên cứu trên trong suốt 47 năm qua. Nghiên cứu được đăng trên Environmental Research Letters. Một cuộc khảo sát khoa học mới đã phát hiện các sông băng ở Bắc Cực. Đó là tác nhân lớn nhất trên thế giới khiến mực nước biển dâng cao.

Đó là lượng băng tan nhiều hơn đáng kể so với lượng băng tan từ Nam Cực. Mặc dù Nam Cực chứa nhiều băng hơn. Tuy nhiên, được thúc đẩy bởi các cụm sông băng ở Alaska, Canada và Nga và dải băng rộng lớn của Greenland, Bắc Cực đang nóng lên nhanh chóng vượt xa toàn bộ lục địa băng ở phía Nam cho đến nay.

Công nghệ AI dự đoán tình trạng băng tan

Các nhà khoa học đang phát triển một công cụ AI (trí tuệ nhân tạo). Có thể dự đoán tình trạng tan băng ở Bắc Cực trước nhiều tháng. Theo Indian Express, những dự đoán từ AI sẽ làm nền tảng cho hệ thống cảnh báo sớm. Giúp bảo vệ động vật hoang dã và các cộng đồng sống ven biển. Tránh khỏi thiệt hại do tình trạng tan băng gây ra.

Một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế của British Antarctic Survey (BAS) và Viện Alan Turing (Anh). Họ cho biết hệ thống AI tên IceNet sẽ giải quyết thách thức. Trong việc đưa ra các dự báo về băng tan ở Bắc Cực. Điều mà các nhà khoa học không thể làm trong nhiều thập kỷ.

Băng biển – lớp nước biển đóng băng nằm ở cực Bắc và cực Nam được cho là rất khó dự báo. Vì nó có quan hệ phức tạp với bầu khí quyển bên trên và đại dương bên dưới.

Nhiệt độ ngày càng tăng đã khiến diện tích băng biển giảm một nửa trong 40 năm qua. Tương đương một khu vực có diện tích gấp 25 lần nước Anh. Hiện tượng tan băng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng đối với khí hậu toàn cầu. Đối với hệ sinh thái ở Bắc Cực. Và tác động tiêu cực đến sinh hoạt của các cộng đồng bản địa. Họ sinh sống nhờ chu kỳ băng biển theo mùa.

IceNet dự đoán chính xác đến 95% sự xuất hiện của băng biển trước hai tháng. tốt hơn so với những mô hình vật lý mà các nhà nghiên cứu đang sử dụng.

Lợi ích mà công nghệ AI dự đoán băng tăng mang lại

Lợi ích mà công nghệ AI dự đoán băng tăng mang lại
Lợi ích mà công nghệ AI dự đoán băng tăng mang lại

Tom Andresson – nhà khoa học dữ liệu tại phòng thí nghiệm BAS AI Cho biết. “Bắc Cực là khu vực nằm ở tuyến đầu của biến đổi khí hậu. Và đã bị ấm lên rất nhiều trong 40 năm qua. IceNet chạy nhanh hơn hàng nghìn lần. So với phương pháp truyền thống, có thể dự báo băng biển. Để hỗ trợ các nỗ lực phát triển bền vững ở Bắc Cực”.

Hệ thống kết hợp dữ liệu từ cảm biến vệ tinh với kết quả phân tích khí hậu máy tính. Khác với hệ thống dự báo thông thường cố gắng mô hình hóa các quy luật vật lý. IceNet được thiết kế dựa trên khả năng học sâu. Nhờ vậy, mô hình sẽ hiểu được cách băng biển đã biến đổi trong hàng nghìn năm qua. Cùng với dữ liệu mà các nhà khoa học quan sát được. Hệ thống có thể dự báo tình trạng của băng biển ở Bắc Cực trong tương lai.

Andersson cho biết: “Giờ đây, chúng tôi đã chứng minh rằng AI có thể dự báo chính xác băng biển, mục tiêu tiếp theo là phát triển phiên bản thường ngày của mô hình, để nó chạy công khai theo thời gian thực, giống như dự báo thời tiết. Hệ thống này có thể vận hành như một hệ thống cảnh báo sớm về các rủi ro mất băng trên biển”.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha − 2 = 4