Tin tức mới

Tổng quan về căn bệnh suy tim nguy hiểm

Suy tim là một trong những căn bệnh về tim mạch phổ biến nhất và căn bệnh này có tỷ lệ người mắc phải vô cùng cao. Các triệu chứng sớm nhất của suy tim thường rất tinh tế, nhưng việc bỏ qua chúng lại vô cùng nguy hiểm. Suy tim mãn tính rất khó chữa  và có nhiều biến chứng cấp tính nguy hiểm, thậm chí là đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, nếu nhận biết sớm các dấu hiệu của bệnh và có biện pháp điều trị, chăm sóc đúng cách thì vẫn có thể tránh được nguy cơ mắc phải căn bệnh này. Còn chần chờ gì mà không cùng mypdrsite.com tìm hiểu kỹ hơn về căn bệnh này cũng như cách phòng tránh và điều trị bệnh qua bài viết dưới đây nhỉ?

Suy tim là gì?

Suy tim
Suy tim

Suy tim được biết đến là một hội chứng lâm sàng phức tạp. Đây là tình trạng tim bị suy yếu do các tổn thương thực thể hay các rối loạn chức năng tim khiến cho tâm thất không có đủ khả năng tiếp nhận máu (suy tim tâm trương) hoặc tống máu (suy tim tâm thu). Khi bị suy tim, tim không thể cung cấp đủ máu cho các tế bào khiến người bệnh mệt mỏi và khó thở, một số người bị ho. Các hoạt động hàng ngày như đi bộ, leo cầu thang hoặc mang vác đồ có thể trở nên khó khăn hơn. Khi bệnh nhân gắng sức, có thể xuất hiện tình trạng ứ dịch dẫn đến sung huyết phổi và phù ngoại vi.

Nguyên nhân gây ra bệnh suy tim là gì?

Bệnh tim mạch này là kết quả cuối cùng của hầu hết các bệnh của tim và mạch máu. Nó làm cho cơ tim, van tim yếu đi và giảm khả năng bơm máu theo nhiều cách khác nhau. Nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh có thể là do:

  • Bệnh động mạch vành: Khi động mạch vành bị thu hẹp bởi các mảng xơ vữa, lưu lượng máu cung cấp cho tim bị giảm và làm tim suy yếu.
  • Bệnh tăng huyết áp (cao huyết áp) không được kiểm soát tốt, gây dày thất trái làm giảm sức co bóp và giãn nở của buồng tim.
  • Bệnh tiểu đường: lượng đường trong máu cao gây tổn thương cơ tim và các mạch máu quanh tim gây bệnh suy tim.

Các nguyên nhân khác:

  • Bệnh tim bẩm sinh.
  • Đau tim, nhồi máu cơ tim.
  • Bệnh van tim: hẹp hở van 2 lá, van 3 lá, van động mạch chủ, van động mạch phổi.
  • Viêm cơ tim, màng tim do vi rút vi khuẩn.
  • Một số loại nhịp tim bất thường (loạn nhịp tim).

Một số yếu tố nguy cơ gây bệnh suy tim:

  • Bệnh viêm tắc phế quản phổi mãn tính.
  • Bệnh tuyến giáp (bướu cổ): suy giáp hoặc cường giáp.
  • Thiếu máu nặng hoặc dư thừa sắt trong máu.
  • Một số bệnh tự miễn dịch cũng là nguyên nhân suy tim.

Các triệu chứng điển hình của bệnh

Một số biểu hiện bệnh suy tim sớm nhất:

  • Khó thở khi vận động, gắng sức như đi bộ, leo cầu thang, bê vật nặng hoặc cả khi nghỉ ngơi, khi bị stress thể chất hoặc tinh thần.
  • Cơn khó thở kịch phát về đêm, kèm theo ho khan.
  • Mệt mỏi, chóng mặt, kiệt sức.
  • Đau tức, nặng về phía bên phải (hạ sườn phải).
  • Phù hai bàn chân, cẳng chân, báng bụng.
  • Nhịp tim nhanh bất thường.
  • Khả năng hồi phục sau khi gắng sức rất chậm.

Các biến chứng của suy tim

Các biến chứng của suy tim
Các biến chứng của suy tim

Nếu bệnh nhân không được điều trị suy tim sớm, bệnh có thể tiến triển nặng lên, gây ảnh hưởng tới nhiều hệ thống cơ quan trong cơ thể do thiếu máu nuôi dưỡng lâu ngày bệnh suy tim có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:

  • Suy thận.
  • Phù phổi cấp: Với biểu hiện ho khan, nặng ngực, ho ra dịch có lẫn máu.
  • Suy giảm chức năng gan: Có thể dẫn tới xơ gan, viêm gan.
  • Biến chứng huyết khối: Gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim.
  • Rối loạn tiêu hóa.

Cách điều trị bệnh suy tim

Suy tim có thể được kiểm soát tốt và chữa khỏi hoàn toàn trong một số trường hợp nếu được chẩn đoán và điều trị sớm. Mục đích của việc điều trị bệnh suy tim là làm chậm sự tiến triển của bệnh, giảm tỷ lệ tử vong, nhập viện và tăng chất lượng sống của người bệnh.

  • Điều trị triệu chứng suy tim: Dùng thuốc trợ tim, lợi tiểu, giãn mạch máu,… theo sự chỉ định của bác sĩ.
  • Điều trị nguyên nhân gây suy tim: Điều trị tốt các bệnh lý, nguyên nhân gây ra suy tim. Trong đó, nguyên nhân dẫn đến suy tím chủ yếu liên quan đến các bệnh tim mạch.

Cách phòng ngừa bệnh suy tim

  • Chế độ ăn lành mạnh: giảm muối, nhiều hoa quả rau xanh, hạn chế mỡ động vật thay bằng dầu thực vật, hạn chế ăn phủ tạng động vật.
  • Tập luyện thường xuyên: ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Bỏ thuốc lá hoàn toàn.
  • Kiểm soát huyết áp bằng thay đổi lối sống và uống thuốc đều đặn.
  • Kiểm soát đường máu, lipid máu.
  • Điều trị sửa chữa các bệnh tim cấu trúc.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 43 + = 45