Tin tức mới

Ba loài thú tiền sử được cho là tổ tiên của thú móng guốc ngày nay

Các mẫu hoá thạch về các loài động vật là tài sản quý giá đối với các nhà khoa học thế giới. Gần đây, khi nghiên cứu các mẫu hóa thạch 66 triệu năm, con người đã phát hiện sự tiến hoá của các loài động vật có vú. Cụ thể, 3 mẫu hoá thạch của loài thú tiền sử mới được cho là có mối quan hệ mật thiết đến thú móng guốc hiện nay. Các nhà khoa học cho rằng chúng chính là tổ tiên của các loài thú ăn cỏ như ngựa, voi, bò và hà mã. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của mypdrsite để tìm hiểu thêm nhiều thông tin về phát hiện đầy thú vị này nhé.

Hóa thạch 66 triệu năm thể hiện sự tiến hóa của thú tiền sử

Phân tích các mẫu vật hóa thạch 66 triệu năm cho thấy sự tiến hóa nhanh chóng của động vật có vú. Sau khi khủng long tuyệt chủng hàng loạt. Sự kiện tuyệt chủng hàng loạt xóa sổ khủng long cách đây 66 triệu năm. Được xem là sự khởi đầu của “kỷ nguyên động vật có vú”. Với những loài thú đầu tiên xuất hiện ngay sau đó. Khám phá mới đã một lần nữa củng cố điều này.

Hóa thạch 66 triệu năm thể hiện sự tiến hóa của thú tiền sử
Khủng long tuyệt chủng cách đây 66 triệu năm là sự khởi đầu của “kỷ nguyên động vật có vú”

Ba loài thú tiền sử mới – được đặt tên là Miniconus jeanninae, Conacodon hettingeri và Beornus honeyi. Chúng đã lang thang khắp Bắc Mỹ trong thời kỳ đầu của thế Cổ Tân. Có nghĩa là chỉ trong vòng vài trăm nghìn năm sau sự kiện va chạm thiên thạch xóa sổ khủng long trên Trái Đất.

3 mẫu vật hóa thạch thú tiền sử có thể là tổ tiên thú móng guốc ngày nay

Theo mô tả trên tạp chí Systematic Palaeontology hôm 17/8. Các sinh vật có kích thước tương đối nhỏ, chỉ bằng một con chuột cống hoặc mèo nhà hiện đại. Cả ba đều được xác định thuộc họ Periptychidae – một nhóm động vật có vú ăn cỏ hoặc ăn tạp. Có thể là tổ tiên của các loài thú móng guốc ngày nay như ngựa, voi, bò và hà mã.

Ba loài mới được phân biệt với các thành viên khác trong họ Periptychidae dựa trên cấu trúc răng khác biệt. Chúng có răng tiền hàm phình to và các đường men răng thẳng đứng bất thường. Theo nhóm nghiên cứu từ Đại học Colorado của Mỹ. Cấu trúc này cho phép động vật nghiền nát cả thịt lẫn thực vật. Hay nói cách khác, chúng nhiều khả năng là các loài ăn tạp thay vì ăn cỏ hoàn toàn.

Các nghiên cứu về sự phát triển và đa dạng hóa của động vật có vú

“Khi khủng long tuyệt chủng, việc tiếp cận với các loại thức ăn và môi trường khác nhau. Giúp động vật có vú phát triển và đa dạng hóa nhanh chóng. Rõ ràng là chúng đã tận dụng cơ hội này. Như chúng ta có thể thấy, ba loài mới xuất hiện trong một khoảng thời gian tương đối ngắn sau khi khủng long biến mất”. Tác giả chính của nghiên cứu Madelaine Atteberry từ Khoa Khoa học Địa chất của Đại học Colorado nhấn mạnh.

Các nghiên cứu về sự phát triển và đa dạng hóa của động vật có vú
Mô tả loài mới xuất hiện trong một khoảng thời gian tương đối ngắn sau khi khủng long biến mất

Các nghiên cứu trước đây cho rằng trong thời kỳ đầu của thế Cổ Tân. Mức độ da dạng của động vật có vú tương đối thấp. Trên khắp vùng đất nội địa phía tây của Bắc Mỹ. Tuy nhiên, việc phát hiện ba loài mới bên cạnh hàng trăm hóa thạch động vật có vú được phát hiện tại địa điểm này trong những năm gần đây. Cho thấy nhận định này cần được xem xét thêm. Nhóm nghiên cứu dự đoán sẽ có thêm các loài mới được mô tả trong thời gian tới.

Ngày càng phát hiện nhiều mẫu hóa thạch động vật có vú

Atteberry cho biết: “Nghiên cứu trước đây cho rằng sự đa dạng của động vật có vú ở miền tây Bắc Mỹ là tương đối thấp. Trong vài trăm nghìn năm đầu tiên sau sự tuyệt chủng của loài khủng long. Nhưng việc phát hiện ra ba loài mới ở Great Divin Basin cho thấy sự đa dạng hóa nhanh chóng.

Các tác giả lưu ý rằng loài periptychid condylarra mà họ nghiên cứu chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Trong số hơn 420 hóa thạch động vật có vú được tìm thấy ở Great Divin Basin. Và gợi ý rằng các mô tả về một số loài động vật có vú mới thuộc kỷ Paleocen sẽ xuất hiện trong tương lai gần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 7 + 3 =