Tin tức mới

Cây ổ rồng – loài thực vật không bao giờ mọc đơn độc

Cây ổ rồng với tên khoa học là (Platycerium bifurcatum) được biết đến như loài dương xỉ bản xứ tại nhiều nơi ở lục địa Australia và Indonesia. Loài thực vật này nổi bật với khả năng sắp xếp và phân chia lao động cũng như sinh sản để quần thể phát triển khỏe mạnh hết mức có thể khi chúng mọc bên thân cây lớn. Kevin Burns, nhà sinh vật học ở Đại học Victoria tại Wellington, New Zealand, đã so sánh chúng với các loài động vật có tính xã hội cao như ong, kiến, mối,… Phát hiện thú vị về loài cây này đã hé lộ nhiều bất ngờ về sự kì diệu của thế giới tự nhiên.

Thông tin về cây ổ rồng

Cây ổ rồng (lan tai tượng) là loài thực vật sống phụ sinh và được trồng chủ yếu để làm cảnh. Ngoài ra thảo dược này còn có tác dụng tiêu phù, giảm ngứa, làm liền xương. Ổ rồng là cây sống phụ sinh trên những cành lớn của các loài thực vật khác. Thân rễ, mọc bò và không có vảy/ lông. Lá có 2 loại, lá ở gốc dài và rộng khoảng 40 – 90cm, không cuống, mọc ốp vào nhau và hướng ngược xuống đất.

Loại lá sinh sản (chứa bào tử) có phiến lá xẻ sâu, rộng 2 – 4cm và dài từ 1 – 2m. Kẽ rẽ đôi của phiến lá có chứa ổ túi bào tử có hình thận và màu vàng nhạt. Ở nước ta, cây ổ rồng được trồng nhiều để làm cảnh. Cây phân bố từ Đà Nẵng trở vào các tỉnh miền Nam.

Thông tin về cây ổ rồng
Thông tin về cây ổ rồng

Cây ổ rồng phân chia lao động y hệt một tổ ong

Cây ổ rồng phân chia lao động và sinh sản để quần thể phát triển khỏe mạnh hết mức có thể; khi mọc bên thân cây lớn, theo nghiên cứu trên tạp chí Ecology. Kevin Burns, nhà sinh vật học ở Đại học Victoria tại Wellington, New Zealand, trở nên quen thuộc với những cây dương xỉ khi tiến hành nghiên cứu thực địa trên đảo Lord Howe, một hòn đảo biệt lập nằm giữa Australia và New Zealand.

Anh tình cờ bắt gặp cây biểu sinh bản địa, loại cây mọc trên thân cây khác. Đặc biệt, một loài thực vật trong số đó thu hút sự chú ý của Kevin, đó là cây ổ rồng (Platycerium bifurcatum). Đây là loài dương xỉ bản xứ tại nhiều nơi ở lục địa Australia và Indonesia. Kevin nhận ra cây ổ rồng không bao giờ mọc đơn độc.

Một số cụm dương xỉ lớn là bụi cây lớn gồm hàng trăm cá thể. Anh mau chóng phát hiện mỗi cây cá thể đảm nhiệm một công việc khác nhau, giống động vật có tính xã hội cao như ong, kiến và mối. Kevin ví quần thể dương xỉ như một chiếc ô úp ngược tạo thành từ tán cây. Dương xỉ với những lá lược dài màu xanh giống sáp dường như dẫn nước tới trung tâm của cụm. Trong khi lá lược hình tròn màu nâu kết cấu xốp hút nước.

Nhà khoa học kết luận loài thực vật này có đặc điểm trùng với loài động vật có tính xã hội cao

Giới nghiên cứu gọi dạng hợp tác tập thể, trong đó nhiều thế hệ sống đan xen. Và hình thành các tầng lớp để phân chia nhiệm vụ lao động và sinh sản, là “eusocial”. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả một số loại côn trùng và giáp xác. Trừ hai loài chuột dũi trụi lông là động vật có vú. Kevin thắc mắc liệu cây ổ rồng của phải loài có tính xã hội cao hay không.

Nhà khoa học kết luận loài thực vật này có đặc điểm trùng với loài động vật có tính xã hội cao
Nhà khoa học kết luận loài thực vật này có đặc điểm trùng với loài động vật có tính xã hội cao

Phân tích của Kevin và cộng sự với lá dương xỉ hé lộ 40% không thể sinh sản. Các thành viên có khả năng sinh sản trong bụi cây chủ yếu là lá lược hình tròn. Chứng tỏ có sự phân chia sinh sản giữa hai loại lá. Kết quả kiểm tra độ hấp thụ của lá dương xỉ xác nhận lá tròn hút nhiều nước hơn lá dài. Nghiên cứu trước đây của những nhà khoa học khác phát hiện mạng lưới rễ chạy qua quần thể. Có nghĩa lá tròn có khả năng làm dịu “cơn khát” của lá dài.

Nhóm nghiên cứu cũng phân tích mẫu vật di truyền từ 10 quần thể trên đảo Lord Howe. Và phát hiện 8 quần thể bao gồm những cá thể giống hệt nhau về mặt di truyền. Trong khi hai quần thể còn lại chứa dương xỉ có nguồn gốc di truyền khác nhau. Dựa theo những phát hiện trên. Kevin kết luận cây ổ rồng có nhiều đặc điểm trùng với loài có tính xã hội cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

WC Captcha 6 + 4 =